Nội dung bài giảng tìm hiểu về các khái niệm mới như lực, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc... Để nghiên cứu rõ và cụ thể hơn về các kiến thức trên, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lực tiếp xúc
- Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.
- Ví dụ:
+ Cầu thủ tác dụng lực vào quả bóng.
+ Người ngồi lên đệm cao su.
+ Đẩy xe lên dốc
+ Tay mở cửa ra, …
1.2. Lực không tiếp xúc
- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
- Vi dụ: nam châm hút các mẩu sắt vụn,…
Bài tập minh họa
Câu 1. Có hai thanh nam châm. Mỗi thanh có cực bắc được đánh dấu là N, cực nam được đánh dấu là S. Em hãy dùng hai thanh nam châm này để chứng tỏ rằngcác cực cục tên của chúng đẩy nhau, các cực khác tên của chúng hút nhau.
Hướng dẫn giải
Lần lượt đưa các cực cùng tên và khác tên của hai nam châm lại gâgn nhau:
+ Ta sẽ cảm nhận được lực hút tác dụng lên hai tay mình khi đưa 2 cực cùng tên lại gần nhau.
+ Ta sẽ cảm nhận được lực đẩy tác dụng lên hai tay mình khi đưa 2 cực khác tên lại gần nhau.
Câu 2. Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
Hướng dẫn giải
Đứa bé dùng tay đẩy quả bóng nhựa đi một đoạn rồi dừng lại. Như vậy em bé đã dùng lực tác dụng len quả bóng làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Lấy tay đè lên một lò xo, ta thấy lò xo bị biến dạng. Như vậy ta đã dùng một lực tác dụng lên lò xo làm lò xo biến dạng.
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.
- Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 9 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
- B. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
- C. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
- D. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
-
- A. Lực Trái Đất tác dụng lên cái cốc đặt trên bàn.
- B. Lực gió tác dụng lên cánh buồm.
- C. Lực chân đá vào quả bóng.
- D. Lực tay tác dụng để mở cánh cửa.
-
- A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.
- B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
- C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
- D. Quả táo rơi từ trên cây xuống,
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 9 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Mở đầu trang 140 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 141 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 141 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng mục 2 trang 141 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 27.1 trang 72 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 27.2 trang 72 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 27.3 trang 72 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 27.4 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 27.5 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 27.6 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 27 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!