OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 22: Cơ thể sinh vật


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 22: Cơ thể sinh vật trong chương trình khoa học 6 để giúp các em củng cố kiến thức về cơ thể đơn bào, phân biệt cơ thể đơn bào và đa bào. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cơ thể là gì?

Cơ thể là một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản:

- Cảm ứng và vận động: Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.

- Dinh dưỡng: Quá trình lấy thức ăn, nước.

- Sinh trưởng: Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.

- Sinh sản: Quá trình tạo ra con non.

- Hô hấp: Quá trình lấy oxygen và thải cacbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra.

- Bài tiết: Quá trình loại bỏ các chất thải.

Quá trình sống cơ bản của sinh vật

1.2. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.

Tùy thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể để phân loại:

- Cơ thể đơn bào: Cơ thể chỉ là một tế bào thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản.

Ví dụ: Vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh động vật, …

- Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể.

Ví dụ: Thực vật, động vật, người, …

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Trả lời các câu đố sau:

a) 

Con gì chân ngắn

mà lại có màng

mỏ bẹt màu vàng

hay kêu cạp cạp?

b)

Cái mỏ xinh xinh

hai chân tí xíu

lông vàng mát dịu

“chiếp, chiếp” suốt ngày?

c)

Con gì ăn cỏ

đầu có hai sừng

lỗ mũi buộc thừng

kéo cày rất giỏi?

Hướng dẫn giải

a) Con vịt                         

b) Con gà con         

c) Con trâu

Câu 2. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

Hướng dẫn giải

- Đặc tính nổi trội của các cấp độ tổ chức sống:

+ Có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, như vậy năng lượng từ các liên kết cấu tạo nên cơ thể thực vật sẽ được biến đổi để trở thành năng lượng duy trì hoạt động sống của động vật.

+ Sinh trưởng và phát triển: Ví dụ: khi cây sinh trưởng, thân cây to ra, dài ra, lúc này sẽ phát triển thêm lá, hoa,…

+ Sinh sản: các cơ thể sống cần sinh sản để duy trì giống loài.

+ Tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Ví dụ: cá voi và sư tử đều thuộc lớp thú. Chúng đều có tim 4 ngăn, sinh con và nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên cá voi có cơ thể thuôn dài, mắt kém phát triển, hai chi trước biến thành vây bơi, không có lông mao,… còn sư tử thì có thị giác phát triển, 4 chi khỏe mạnh, có lông mao,…

+ Cảm ứng: ví dụ: các loài hoa nở vào những thời điểm khác nhau trong ngày, trong năm là nhờ sự cảm nhận vào nhiệt độ, chu kì quang.

+ Khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ: khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các đàn động vật có xu hướng di cư hoặc phân đàn. Ở các cây cao, phần cành lá phía dưới thấp không lấy được ánh sáng thì sẽ có xu hướng tự chết để giảm thoát hơi nước qua lá.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được khái niệm cơ thể sinh vật
  • Phân biệt được vật sống và vật không sống
  • Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
  • Lấy được các ví dụ về vật sống, cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 75 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 75 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 1 trang 75 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 77 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 22.1 trang 37 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 22.2 trang 37 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 22.3 trang 37 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 22.4 trang 38 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 22.5 trang 38 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 22 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF