OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật


Dưới đây là nội dung Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật - Sách Chân trời sáng tạo môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Với nội dung chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi quang học, đĩa kính đồng hồ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mác, panh, bình thuỷ tinh.

- Hoá chất: Xanh methylene, nước cất.

- Mẫu vật: Trứng cá, củ hành tươi, ếch đồng sống.

1.2. Cách tiến hành

Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp

- Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất.

- Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay.

- Bước 3: Vẽ tế bào quan sát được.

Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học

- Bước 1: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính.

- Bước 2: Dùng kim mũi mác bóc nhẹ lớp biểu bì vảy hành.

- Bước 3: Đặt vảy hành đã bóc lên lạm kính đã có giọt nước cất, đậy lamen.

- Bước 4: Quan sát dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ tế bào quan sát được.

Các bước làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành

Hình 18.1. Các bước làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành

Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch

- Bước 1: Dùng panh vớt vài mẩu da ếch trong bình nhốt ếch cho vào đĩa kính đồng hồ.

- Bước 2: Nhỏ một giọt xanh methylene vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn mẩu da ếch, để khoảng một đến hai phút.

- Bước 3: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính.

- Bước 4: Dùng panh vớt mẩu da ếch đã nhuộm trải đều lên lam kính, đậy lamen. Dùng giấy thấm thấm nước tràn ra ngoài tiểu bản.

- Bước 5: Quan sát tiểu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ tế bào quan sát được.

1.3. Báo cáo kết quả thực hành

Báo cáo: Kết quả quan sát tế bào sinh vật

Thứ ...... ngày ... tháng ...năm ..............

Nhóm ............... Lớp ..................

1.Vẽ và chú thích tế bào trứng cá đã được quan sát. Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay?

2. Vẽ và chú thích tế bào biểu bì vảy hành đã được quan sát. Tại sao khi tách tế bào biểu bì vảy hành, phải lấy một lớp thật mỏng?

3. Vẽ và chú thích tế bào biểu bì da ếch đã được quan sát.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Hai bạn Nam và Mai cùng làm tiêu bản tế bào biểu bị vảy hành, khi thực hiện bước tách vỏ củ hành, Nam dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn Mai dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ lụa. Theo em, tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn? Giải thích?

Hướng dẫn giải

Tiêu bản của bạn Mai sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn.

=> Nếu dùng kim mũi mác cắt lớp tế bào vỏ củ hành sẽ làm cho lát cắt dày -> tiêu bản dày -> các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau -› khó quan sát.

Bài 2: Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?

Hướng dẫn giải

- Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, khi nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh methylene sẽ làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các thành phần cấu tạo nên tế bào.

Bài 3: Sử dụng các từ sau: tế bào, xanh methylene, iodine, cấu trúc để hoàn thành chỗ trống từ (1) đến (4) trong đoạn văn dưới đây:

Thuốc nhuộm thường được sử dụng trong nhuộm tiêu bản hiển vi, giúp chúng ta có thể quan sát (1)... của (2)... được rõ hơn, Người ta thường sử dụng (3)... đối với bước nhuộm tế bào biểu bì vảy hành và (4)... đối với bước nhuộm tế bào biểu bì da ếch.

Hướng dẫn giải

(1) cấu trúc, (2) tế bào, (3) iodine, (4) xanh methylene.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường, tế bào nhỏ bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Thực hành trang 91 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 18.1 trang 63 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 18.2 trang 63 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 18.3 trang 63 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 18.4 trang 63 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 18.6 trang 63 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 18 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF