OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 11: Một số vật liệu thông dụng


Bài học này sẽ giúp các em được tìm hiểu kiến thức về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng, cũng như phương pháp sản xuất ra chúng, hiểu được cách sử dụng của một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số vật liệu thông dụng

Tìm hiểu một số vật liệu

Một số vật liệu thường gặp

Hình 11.1. Một số vật liệu thường gặp

Một số vật dụng quen thuộc

Hình 11.2. Một số vật dụng quen thuộc

→ Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Tuỳ vào tính chất và mục đích sử dụng mà người ta phân loại vật liệu thành vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu hoá học, vật liệu sinh học, vật liệu silicate, vật liệu composite, vật liệu nano, ...

Vật liệu nano là vật liệu có kích cỡ nanomet (1 nm= 1 phần tử của một mét).

Ví dụ: Các hạt nano bạc thường có kích cỡ 25 nm, nhưng có tỉ lệ diện tích bề mặt so với thể tích là rất lớn, vì vậy gia tăng sự tiếp xúc của chúng với vi. khuẩn hoặc nấm, nâng cao hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm. Vật liệu nano bạc không chỉ có ứng dụng trong y tế mà còn được sử dụng trong các ngành chăn nuôi, trồng trọt, chế biến và bảo quản thực phẩm, sản phẩm dân dụng, ...

1.2 Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu

Tìm hiểu về khả năng bị ăn mòn của một số vật liệu

Thí nghiệm 1: Rót một ít giấm ăn vào các cốc thuỷ tinh lần lượt chứa các vật liệu sau: đinh sắt, miếng kính, miếng nhựa, miếng cao su, mẩu đá vôi và mẩu sành. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt, khả năng chịu nhiệt của một số vật liệu

Thí nghiệm 2: Lần lượt đốt nóng các vật liệu sau trên ngọn lửa đèn cồn (sử dụng kẹp sắt để kẹp vật liệu khi đốt): đinh sắt, dây đồng, mẩu gỗ, mẩu nhôm, miếng nhựa và mẩu sành.

Chú ý khi kẹp sắt có dấu hiệu nóng thì không đốt nữa và cho vật liệu vào chậu nước tránh bị bỏng.

Tìm hiểu về khả năng bị ăn mòn, bị gỉ của một số công trình, vật dụng

Cầu sắt bị hoen gỉ theo thời gian

Hình 11.3. Cầu sắt bị hoen gỉ theo thời gian

Khảo sát tính chất của cao su

Thí nghiệm 3: Cho một đoạn dây cao su vào cốc nước nóng, sau đó lấy ra rồi cho vào cốc nước nguội. Quan sát sự thay đổi hình dạng của dây cao su.

Thí nghiệm 4: Cho một viên tẩy nhỏ (cao su) vào cốc xăng.

Quan sát hiện tượng xảy ra.

Mỗi loại vật liệu đều có những tính chất riêng. Ví dụ:

- Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ.

- Vật liệu bằng nhựa và thuỷ tinh không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ.

- Vật liệu bằng cao su không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng, ít bị ăn mòn.

1.3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả: 

- Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm, thức ăn, nên thay bằng đồ thuỷ tinh.

- Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao (nước sôi, thức ăn nóng) hay sử dụng trong lò vi sóng nhằm tránh các hoá chất độc hại lây nhiễm vào thức ăn, nước uống.

- Hạn chế cho trẻ em chơi đồ chơi nhựa vì chúng thường được chế tạo từ nhựa tái chế chứa nhiều hoá chất độc hại và các bột kim loại pha sơn tạo màu bắt mắt cho đồ chơi.

- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,...). Không để các hoá chất dính vào cao su. Không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hoá cao su.

- Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, để tránh hoen gỉ, nên ngăn cách các vật liệu này với môi trường bằng một số biện pháp như sơn phủ bề mặt vật liệu, bôi dầu mỡ, 

- Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R

Tìm hiểu việc sử dụng các vật liệu bảo đảm sự phát triển bền vững

Một số vật liệu xây dựng mới như gạch không nung, tấm panen đúc sẵn; cửa nhôm; cửa trượt tự động; vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng, vách kính chống cháy; mái che kính; cửa gỗ chống cháy, hệ thống rèm ngăn lửa, ngăn khói; ... còn được gọi là vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

→ Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khoẻ con người và tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm. Sử dụng các vật liệu mới, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

a) Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện? 

b) Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm  nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng? 

Hướng dẫn giải

a) Kim loại đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện vì nó có khả năng dẫn điện tốt.

bì Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá nhôm cũng rẻ hơn so với đồng.

Bài 2: Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng inox thì người ta thường không sơn?

Hướng dẫn giải

Vật liệu inox thường không bị rỉ nên không cần phun sơn bảo vệ, còn vật liệu bằng thép văn bị rỉ trong môi trường không khí nên phải phun sơn để bảo vệ

cho nó được bền hơn.

Bài 3: Vải may quần áo được làm từ sợi bóng hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bóng có đặc tính thoáng khí, hút ấm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer. Làm thế nào để ta có thế phân biệt được 2 loại vải này?

Hướng dẫn giải

- Để phân biệt 2 loại vải trên, ta cắt một mảnh vải nhỏ từ 2 loại rồi đem đốt:

+ Mảnh nào cháy và queo lại, khét mùi nhựa thì đó là vải polymer.

+ Mảnh nào cháy thành tro và khét mùi giấy thì đó là vài cotton làm từ sợi bông.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng.
  • Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số vật liệu thông dụng.
  • Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu.
  • Nêu được cách sử dụng của một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
    • B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
    • C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
    • D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
    • A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
    • B. Vì gang khó sản xuất hơn thép.
    • C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.
    • D. Vì gang giòn hơn thép.
    • A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
    • B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
    • C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm môi trường.
    • D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 59 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 59 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 59 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.1 trang 37 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.2 trang 37 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.3 trang 37 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.4 trang 37 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.5 trang 37 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.6 trang 38 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.7 trang 38 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.8 trang 38 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 11.9 trang 38 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 11 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF