Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm củng cố và hệ thống hóa lại được những kiến thức quan trọng của bài Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch trong chương trình Khoa học tự nhiên 6. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hỗn hợp, chất tinh khiết
1.1.1. Hỗn hợp
- Khái niệm: Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần
VD: nước đường, bột canh, nước muối sinh lí
- Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó
1.1.2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
- Hỗn hợp đồng nhất là không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
Ví dụ: hình 10.2 hỗn hợp nước muối
- Hỗn hợp không đồng nhất là xuất hiện ranh giới giữa các thành phần
Ví dụ: hình 10.3 hỗn hợp dầu ăn và nước
1.1.3. Chất tinh khiết
- Khái niệm: Chất tinh khiết là không lẫn chất nào khác
Ví dụ: nước cất (nước tinh khiết), bình khí oxygen…
1.2. Huyền phù, nhũ tương
- Huyền phù: là các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng
Ví dụ: nước phù sa, nước cam…
- Nhũ tương: là chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác
Ví dụ: nước sốt, hỗn hợp dầu ăn và nước, mĩ phẩm…
1.3. Dung dịch
- Khái niệm: Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau
- Dung môi là chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn
Ví dụ: Hòa tan muối ăn vào trong nước ta được dung dịch muối ăn. Trong đó
+ Muối là chất tan
+ Nước là dung môi hòa tan muối
+ Nước muối là dung dịch
- Nhiều chất lỏng khác như acetone, athanol… được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm
1.4. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước
1.4.1. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước
- Trong thực thế có những chất rắn tan được trong nước và có những chất rắn không tan trong nước
Ví dụ:
+ Chất rắn tan trong nước: muối ăn, đường ăn, viên C sủi…
+ Chất rắn không tan trong nước: sắt, nhôm, đồng…
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
- Lượng các chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước
+ Nhiệt độ càng cao, lượng chất rắn hòa tan càng nhiều
+ Nước (dung môi) càng nhiều, lượng chất rắn hòa tan càng cao
- Để chất rắn dễ hòa tan hoặc hòa tan nhanh hơn thì nên khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn
Bài tập minh họa
Calcium hydroxide (chất rắn) là chất ít tan. Hòa tan nó vào nước thu được hỗn hợp như hình dưới đây:
a. Hỗn hợp (A) là dung dịch hay huyền phù?
b. Trình bày cách tách để thu được nước vôi trong từ cốc (B)
Hướng dẫn giải
a. Hỗn hợp A là huyền phù.
b. Dùng phương pháp lọc:
- Gấp giấy lọc để vào phễu lọc.
- Đặt phễu lọc lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước.
- Để calcium hydroxide trong hỗn hợp lắng xuống.
- Rót từ từ hỗn hợp calcium hydroxide và nước vôi trong xuống phễu lọc đã có giấy lọc, tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chờ cho nước vôi trong chảy xuống bình tam giác.
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Học sinh nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
- Học sinh thực hiện một số thí nghiệm để nhận ra dung môi, dung dịch, chất tan và chất không tan.
- Học sinh phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dung dịch và huyền phù, nhũ tương qua quan sát.
- Học sinh nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. Lấy được ví dụ về sự hòa tan của các chất rắn trong nước.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nhựa và cao su cách điện
- B. Nhựa và cao su có tính dẻo
- C. Nhựa và cao su dễ đun chảy
- D. Nhựa và cao su có giá thành rẻ
-
- A. Nhôm có ánh kim, phản xạ ánh sáng
- B. Nhôm có tính dẻo
- C. Nhôm tỏa nhiều nhiệt
- D. Nhôm dẫn nhiệt tốt
-
- A. (1)
- B. (2), (3) và (4)
- C. (2) và (5)
- D. (2)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Mở đầu trang 55 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 55 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Luyện tập trang 55 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 1 trang 56 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng 1 trang 56 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng 2 trang 56 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 2 trang 56 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng trang 57 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Thực hành trang 57 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Tìm hiểu thêm trang 57 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Luyện tập 1 trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Luyện tập 2 trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Luyện tập 3 trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Tìm hiểu thêm trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Thực hành 1 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng 1 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Thực hành 2 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng 2 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.1 trang 27 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.2 trang 27SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.3 trang 28 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.4 trang 28 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.5 trang 28 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.6 trang 28 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.7 trang 29SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.8 trang 29 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.9 trang 29 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.10 trang 29 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.11 trang 30 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 10.12 trang 30 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 10 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!