OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

nguyễn phương mai's Profile

nguyễn phương mai

nguyễn phương mai

01/01/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 160
Điểm 709
Kết bạn

Bạn bè (14)

Hoạt động gần đây (189)

  • nguyễn phương mai đã trả lời trong câu hỏi: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: Cách đây 4 năm

    Trạng ngữ: Theo ngọc...Phong khê Chủ ngữ: An Dương Vương Vị ngữ: đã dựng mốc...giữ vững giang sơn

  • nguyễn phương mai đã trả lời trong câu hỏi: So sánh 1002/2013 và -1003/2014? Cách đây 4 năm

    ta có 1002/2013 = 334/671 =0,49 lại có -1003/2014 =-0,49 mà 0,49>-0,49 => 1002/2013>-1003 /2014

  • + - Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc. + - Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại. + - Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

  • I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Ví dụ: Có thể nói những câu tục ngữ và ca dao có vai trò vô cùng quan trọng, một trong những ý nghĩa quan trọng đó là dạy bảo chúng ta về những thói hư trong cuộc sống, những cách ứng xử vô cùng ý nghĩa và những bài học về cách làm người. Một trong những câu tục ngữ có ý nghĩa dạy dỗ sâu sắc về chọn bạn mà chơi đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. II. Thân bài: 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ – Nghĩa bóng: + Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen + Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng – Nghĩa đen: + Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy + Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng 2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng - Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng - Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn - Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Ví dụ: Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên chọn bạn mà chơi trong học tập cũng như trong công việc. Có thể bạn quan tâm: Bài văn mẫu chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Dàn ý chi tiết 1: I. Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Ví dụ: Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này. II. Thân bài 1. Giải thích câu tục ngữ a. Nghĩa đen – Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn. – Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích. b. Nghĩa bóng – Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống. – Đèn: đèn là hình ảnh của ánh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. 2. Bình luận câu tục ngữ – Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì con người tốt, yêu thương chan hòa – Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa – Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt – Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu – Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn – Nên học tập và làm theo câu tục ngữ 3. Ý nghĩa của câu tục ngữ a. Đối với gia đình – Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi – Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng b. Đối với xã hội – Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng – Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi – Giúp đỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp III. Kết bài: Nêu cảm nhận về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Ví dụ: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẽ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ. Tham khảo thêm một số mẫu bài Giải thích câu nói Học học nữa học mãi (Lê-nin) Dàn ý chi tiết 2: I. Mở bài: - Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu - Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người. - Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". II. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ: + "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa, có màu đen tuyền + "Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người. + "Gần mực thì đen": Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem + "Gần đèn thì rạng": Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ. - Nghĩa bóng: + "Mực": Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống. + "Đèn": Tức là những điều tốt đẹp, tích cực. + "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống. => Ý nghĩa của cả câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu. - Dẫn chứng: + Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con. + Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cùng núi rừng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao". - Liên hệ với thực tế hiện nay: Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị + Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu. + Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn. III. Kết bài: - Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ - Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại. Dàn ý chi tiết 3: I. Mở bài – Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách. – Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. II. Thân bài 1. Giải thích: + Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực. + Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. => Ý nghĩa của cả câu tục ngữ: – Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu. – Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải. 2. Bình luận câu tục ngữ - Quan hệ trong gia đình: + Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. + Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng) - Quan hệ trong xã hội: + Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng) + Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) + Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng) III. Kết bài – Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời. – Bản thân cũng rút ra được bài học bổ ích. BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO CHỨNG MINH, GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ GẦN MỰC THÌ ĐEN GẦN ĐÈN THÌ SÁNG Cùng với thành ngữ, tục ngữ là hòn ngọc quý trong tiếng nói của dân tộc Việt Nam ta. Tục ngữ thường truyền đạt những kinh nghiệm sống thiết thực của ông cha ta cho các thế hệ nối tiếp. Nhằm mục đích khuyên bảo dạy dỗ thanh niên học sinh phải biết “chọn bạn mà chơi” tục ngữ Việt Nam có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? “Mực” là một chất liệu dùng để viết, có màu đen. “Đèn” là dụng cụ dùng để thắp sáng. Như vậy, câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chuẩn theo kiểu đối ngữ tương hỗ mực - đèn, và đối ngữ tương phản đen - sáng. Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng người học sinh tiếp xúc thường xuyên với mực rất dễ bị bẩn do mực dính vào tay chân, quần áo. Trái lại, các em ngồi gần ánh đèn đang thắp, ánh sáng sẽ tỏa khắp nơi các em ngồi. Tầng nghĩa bóng thể hiện ý nghĩa: nếu chúng ta tiếp xúc, gần gũi với môi trường sống xấu xa, không lành mạnh thì dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu, có hại cho bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì sao lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”? Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, con người rất dễ thích nghi với hoàn cảnh và chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của hoàn cảnh. Nếu ở môi trường xung quanh chúng ta, cái xấu lấn chiếm cái tốt, bóng tối bao trùm ánh sáng thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Vả lại, cũng có những người sống trong môi trường xấu mà có tài năng, ý chí, có đạo đức muốn làm việc tốt giúp đời luôn bị kẻ xấu cản trở, thậm chí bị cô lập, trở thành người bơ vơ, lạc lõng. Trong khi đó nếu sống gần những người tốt thì chúng ta ngày càng được hướng đến cái chân – thiện – mĩ. Việc làm của những người tốt luôn là tấm gương sáng để chúng ta nhìn vào đó mà soi xét, tu chỉnh bản thân mình. Chẳng hạn một người xấu nhưng được may mắn sống gần những người tốt, luôn được những người đó phê bình góp ý, cảm hóa thì sẽ khắc phục được khuyết điểm và dần trở thành người tốt. Hay một học sinh học tập còn yếu nhưng thường ngày đi học, được ngồi gần, được chơi chung với các bạn tốt, được sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của các bạn học giỏi thì sẽ rất mau tiến bộ trên con đường học tập và rèn luyện. Nhìn chung, môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó có giới hạn. Sự nỗ lực chủ quan, ý chí phấn đấu vươn lên của con người mới là yếu tố quyết định nhất. Cho nên Disraeli có nói một câu bất hủ: “Con người đâu có phải là sự tạo nên của hoàn cảnh, hoàn cảnh là sự tạo nên của con người”. Thật vậy, có nhiều người sống trong môi trường xấu, nhưng vẫn luôn giữ được bản chất thanh cao, trong sáng của tâm hồn mình. Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta là một điển hình. Trong những ngày giam cầm vô cớ tại nhà tù của Quốc dân đảng ở Quảng Tây, Trung Quốc, Người sống trong một môi trường xấu, thiếu thốn mọi mặt, bị hành hạ về thể xác, vậy mà, người chiến sĩ cách mạng ấy không hề bị “nao núng tinh thần” nhờ vào lí tưởng chiến đấu cao đẹp, lòng yêu nước thương dân, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi ngày mai. Bởi thế, mọi người gọi Người là bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”. Và đây cũng là một tấm gương sáng vô ngần: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao) Bài thơ tả vẻ đẹp của hoa sen nhưng thật ra cái nghĩa hàm ẩn sâu xa muốn đề cao phẩm chất “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của con người. Phải chăng bài ca dao trên “là tiếng nói của một nhà nho nào đó, tự hào đã giữ bản chất trong trắng của mình giữa cuộc sống đầy rẫy những bùn nhơ như là bọn buôn danh bán lợi”. Phải chăng tiếng nói đáng thương ấy muốn “phân trần với mọi người xung quanh trong một cái xã hội mà những gì trong trắng không dễ gì được mọi người tin”? Ngược lại với những tấm gương nói trên, có trường hợp con người sống trong môi trường tốt mà vẫn bị hư hỏng, thoái hóa, biến chất. Đó là bọn người cơ hội, tham nhũng, ăn không ngồi rồi, sống chỉ biết có cái tôi cá nhân nhỏ bé, chật hẹp của mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tìm cách tránh xa những người xấu. Đối với người xấu, chúng ta cần tìm hiểu, giúp đỡ, cảm hóa họ thành những người tốt bằng tấm lòng khoan dung độ lượng, nhân ái của mình. Nếu cần thiết, chúng ta có thể nhờ đến các đoàn thể, các tổ chức xã hội thuyết phục và tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Được như thế, chúng ta mới là con người sống có trách nhiệm, sống vì mọi người. Tóm lại, lời dạy của câu tục ngữ trên đây có ý nghĩa thiết thực trong xã hội. Theo lời dạy của câu tục ngữ, chúng ta cần phải biết “chọn bạn mà chơi” cũng như tự rèn luyện bản thân mình để có bản lĩnh vững vàng, đặc biệt là không được chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường làm ảnh hưởng đến nhân cách. Hơn thế nữa, chúng ta cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng trước mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống.

  • nguyễn phương mai đã trả lời trong câu hỏi: Tìm bậc của đơn thức 5x^3y^2x^2z Cách đây 5 năm
    C1:B C2:A
  • nguyễn phương mai đã trả lời trong câu hỏi: Rêu sinh sản bằng cơ quan nào? Cách đây 5 năm

    Rêu sinh sản bằng túi bào tử.

  • nguyễn phương mai đã trả lời trong câu hỏi: Mỗi người chúng ta sẽ phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường Cách đây 5 năm

    Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát địch hại. Rút các phích khỏi ổ cắm: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động… khi không sử dụng. Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch. Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, và recycle): Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đã vứt đi! Ta tắm ao ta! Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến trong khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng. Tiết kiệm giấy: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh – là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy. Giảm sử dụng túi nilông: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này. Tích cực trồng nhiều cây xanh, để ứng phó với biến đổi khí hậu Tận dụng ánh sáng mặt trời: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình. Sử dụng các tiến bộ của khoa học: Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một tí nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.

    1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
    2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
    3. Hạn chế sử dụng túi nilon.
    4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.
    5. Tích cực trồng cây xanh.
    6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
    7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường.
  • nguyễn phương mai đã trả lời trong câu hỏi: Ngày môi trường thế giới là ngày nào Cách đây 5 năm

    Ngày 5/6

  • nguyễn phương mai đã trả lời trong câu hỏi: Em hiểu thế nào là môi trường Cách đây 5 năm

    Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con

  • nguyễn phương mai đã trả lời trong câu hỏi: Hãy cho 5 ví dụ về phép tu từ nói lái , và phân tích từng ví dụ. Cách đây 5 năm

     Cách Thức Có nhiều cách nói lái: Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Ví dụ: mèo cái → mài kéo, đơn giản → đang giỡn (đối với miền Nam), trời cho → trò chơi, đại học → độc hại (đối với miền Nam), vô hàng → giang hồ (đối với miền Nam), mau co → mo cau,... Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Ví dụ: đầu tiên → tiền đâu, từ đâu → đầu tư,... Cách 3: Đổi dấu thanh. Ví dụ: Thụy Điển → thủy điện, bí mật → bị mất,... Cách 4: Đổi phụ âm đầu. Ví dụ: cao đẳng → đau cẳng (đối với miền Nam), giải pháp → phải giáp... Cách 5: Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu. Ví dụ: bí mật → bật mí, một cái → mái cột, mèo cái → mái kèo, trâu đực → trực đâu, trâu cái → trái cau (đối với miền Nam), mắc cười → mười cắc Lưu ý: Không phải từ nào cũng có thể nói lái được. Những từ láy toàn bộ, hai từ lặp lại hoàn toàn, từ có chung dấu thanh và âm đầu, dấu thanh và âm sau, âm đầu và âm sau đều không nói lái được. Ví dụ: luôn luôn, mãi mãi, đi đâu (có chung phụ âm đầu và dấu thanh) Ví Dụ Ví dụ 1 Dòng châu lai láng, đĩa dầu chong Công khó đợi chờ, biết có không ? Nhắc bạn thêm thương người nhạn bắc Trông đời ngao ngán giữa trời đông Một dị bản khác: Nhắc bạn thêm thương tình nhạn bắc Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông Đêm thâu tiếng dế đau thêm mãi Công khó chờ nhau biết có không ? Ví dụ 2 Một bài thơ của Thảo Am viết sau khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1946 Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ Thầy tu mô Phật cũng thù Tây. Ví dụ 3 làng vọng còn hơn cái lọng vàng Mang sơ tấm áo, chớ mơ sang Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn Hang lỗ tìm vào bắt hổ lang

Điểm thưởng gần đây (2)

  • nguyễn phương mai: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
  • nguyễn phương mai: thêm 1 user like, cộng 1 (+1đ) Cách đây 3 năm
OFF