OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Trang Thu's Profile

Trang Thu

Trang Thu

02/09/2006

Số câu hỏi 1
Số câu trả lời 14
Điểm 72
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (15)

  • Trang Thu đã trả lời trong câu hỏi: Hoạt động nổi bật của hội Duy Tân là gì ? Cách đây 5 năm

    A . Vận động cải cách xã hội

     

  • Trang Thu đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ cuối bài Quê Hương Cách đây 5 năm

    Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là một trong những bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề quê hương, nổi bật trong bài thơ chính là nỗi nhớ về quê hương của tác giả. Cô đọng trong bốn câu thơ cuối chính là nỗi nhớ thương da diết, trong xa cách nhưng tác giả vẫn luôn một lòng hướng về quê hương.

     

    Nỗi nhớ quê hương qua những hình ảnh quen thuộc: Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Màu nước biển trong xanh nơi những con thuyền giương cánh buồm vôi trắng thâu góp gió rẽ ra biển khơi, tìm đến những mẻ cá bạc sau bao gian lao mưa nắng và hiểm nguy, vất vả.

    Nỗi nhớ về khung cảnh sinh hoạt của người dân làng chài: ”. Đâu đó trong tiềm thức của nhà thơ, vẫn mường tượng ra cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả, đương đầu với sóng gió và thử thách của đại dương mênh mông để rồi từ đó thu về những mẻ cá nặng trong niềm vui hân hoan

    Nỗi niềm dâng trào trong cảm xúc của nhà thơ: Phải có sự gắn bó sâu sắc và tình yêu sâu đậm với ngôi làng chài này lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế, cách miêu tả đầy sống động và lãng mạn như thế. “Cái mùi nồng mặn” ấy chính là mùi của biển cả, của vị xa xăm nồng thở trong thân hình người dân trai tráng, của chất muối thấm trong thớ gỗ con thuyền

    Qua đoạn thơ cuối của bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này

  • Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi,

    Thoáng con thuyền rẽ sóng ra khơi

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

    Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và cho biết hiệu quả của nó ?

  • Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Đên năm 1884 với việc ký hiệp ước Patơnốt, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và câu kết với thực dân Pháp thống trị nhân dân Việt Nam. Xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giai cấp giữa nhân dân lao động chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến ngày càng phát triển gay gắt.

    Về chính trị: thực dân Pháp tiến hành chính sách chia để trị, chia nước ta thành ba kỳ với các chế độ chính trị khác nhau. Nam Kỳ là chế độ thuộc địa và Bắc Kỳ, Trung Kỳ là chế độ bảo hộ, xoá bỏ tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, người Việt Nam mất hếtmọi quyền tự do dân chủ, nước Việt Nam mất độc lập.

    Về kinh tế: Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị và bắt đầu thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam (1897 - 1914 và 1919 1929). Tiến hành khai thác thuộc địa, một mặt thực dân Pháp khuyến khích, tạo cơ hội cho bọn quan lại địa chủ cướp đoạt ruộng đất của nông dân, mặt khác chúng cũng ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền trồng lúa, trồng cây công nghiệp. Tuy vậy, phương thức bóc lột phong kiến vẫn là phổ biến đã kìm hãm nông nghiệp Việt Nam trong vòng lạc hậu. Phát triển một cách hạn chế, chúng chỉ chú trọng những ngành công nghiệp phục vụ cho quá trình khai thác và vơ vét tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, phục vụ lợi ích của tư bản và Nhà nước Pháp

    Về quân sự: thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào và hành động yêu nước của nhân dân Việt Nam, triệt để thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt", ra đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa bao gồm vừa binh lính Pháp, vừa binh lính ngưòi bản xứ. Xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học.

    Về văn hoá, giáo dục: thực hiện chính sách ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về mặt văn hoá là một trong những biện pháp cai trị của bộ máy thống trị thực dân. Thực dân Pháp hạn chế đến mức tối đa việc phát triển giáo dục, kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu

    dốt. Đồng thời chúng đẩy mạnh tuyên truyền ca ngợi chính sách "khai hoá” của nhà nước "bảo hộ", du nhập văn hoá đồi trụy, khuyến khích những tệ nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: "Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản dộng của bọn cầm quyển bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại"[1].

    Quá trình khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã làm biến đổi tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam.

    Sự xâm nhập của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp; đồng thời kinh tế hàng hoá cũng có điểu kiện phát triển. Nhưng Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu và phản động ở vùng nông thôn. Vì vậv, Việt Nam không thể phát triển theo con đưòng tư bản chủ nghĩa bình thường mà phát triển một cách thiếu cân đối, què quặt. Đó là phương thức tư bản chủ nghĩa dưới hình hài thực dân, được đánh dấu bằng sự kết hợp giữa phương thức bóc lột tư bản với phương thức bóc lột phong kiến.

    Cơ cấu giai cấp xã hội thay đổi: Giai cấp cũ bị phân hoá, giai cấp mới ra đời.

    Giai cấp địa chủ: một bộ phận được sự dung dưỡng của thực dân ngày càng có thế lực, là chỗ dựa đắc lực cho thực dân Pháp; một bộ phận tham gia cùng nhân dân chống thực dân Pháp và bọn phong kiến đầu hàng.

    Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân sô cả nước, do thuế và nạn cướp ruộng đất của thực dân, phong kiến dẫn đến bần cùng hoá trên quy mô rộng hơn, dẫn tới tình trạng phá sản không lối thoát ngày càng trầm trọng. Là một lực lượng yêu nước đông đảo nhưng lại đại diện cho nền sản xuất nhỏ, phân tán nên nông dân không thể tự vạch ra đường lối đúng đắn để tự giải phóng và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên, họ là một trong những động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.

    Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy số lượng còn ít (sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai số lượng khoảng 22 vạn người, chiếm 1,2% dân số cả nước) nhưng ngoài những phẩm chất của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm do quá trình hình thành tạo nên: chịu ba tầng áp bức bóc lột là đế quốc, phong kiến, tư sản; phần lớn xuất thân từ nông dân, nên có mối quan hệ gần gũi với nông dân; ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam nên nội bộ thuần nhất, không bị phân

     

    tán; lớn lên trong một đất nước có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm

    Do vậy, mặc dù mới ra đời nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng trưởng thành cả vể số lượng và chất lượng. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân là cơ sở vững chắc cho phong trào dân tộc Việt Nam chuyển theo khuynh hướng cách mạng vô sản, nhanh chóng bước lên vũ đài chính trị, trờ thành lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam.

     Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư bản Pháp chèn ép. Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam tuy có tinh thần yêu nước chống phong kiến, đế quốc nhưng do hình thành muộn, thế lực kinh tế yếu nên không có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mặt khác, do lập trường tư tưởng không kiên định nên họ chỉ tham gia đấu tranh trong điều kiện nhất định.

    Tầng lớp tiểu tư sản: ra đời và phát triển nhanh trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (trí thức, tiểu thương, thợ thủ công). Họ bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường thất nghiệp, phá sản. Trong khi đó. bộ phận trí thức, sinh viên lại có điểu kiện tiếp xúc với trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ bên ngoài. Vì vậy. đây là bộ phận nhạy cảm với thời cuộc, có tinh thần hăng hái theo cách mạng.

    Những biến đổi bên trong đã tạo cơ sở xã hội cho việc tiếp thu những tư tưởng mới ở bên ngoài: tư tưởng cách mạng tư sản Pháp 1789, phong trào Duy Tân Nhật Bản 1868, cuộc vận động Duy Tân 1898 và cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc 1911, cách mạng Tháng Mười Nga 1917. Bối cảnh đó đã làm bủng nổ các khuynh hướng cứu nước đầu thế kỷ XX

  • Trang Thu đã trả lời trong câu hỏi: Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản ở châu Â. Cách đây 5 năm

    Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trong nhất la dầu mo. khi đốt, than, sát, crôm và một số kim loại màu như đóng, thiếc,...

    Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Trên lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ với nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

    Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là : dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu.



     

  • Trang Thu đã trả lời trong câu hỏi: Thuyết minh về một giống vật nuôi. Cách đây 5 năm

    Vịt là loài gia cầm được người nông dân chăn nuôi từ lâu đời bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích. Hình ảnh từng đàn vịt khoảng vài chục con thong dong bơi lội trên mặt ao, mặt đầm hay hàng ngàn con sục sạo kiếm mồi, kêu ồn ã cả một quãng đồng là hình ảnh quen thuộc ở làng quê.

    Các giống vịt chủ yếu của nước ta gồm vịt đàn hay còn gọi là vịt tàu, vịt cỏ. Loại này thân nhỏ, đầu và mỏ thanh tú, lông có nhiều màu: Đen, nâu, xám, xanh đen pha trắng... trọng lượng chỉ độ 1 kg đến 1,5 kg. Vịt đàn thường được nuôi thành từng đàn lớn, hàng trăm hay hàng ngàn con. Chúng có sức chịu đựng kham khổ và ít mắc bệnh, kiếm mồi rất giỏi trên đồng ruộng. Vịt đàn đẻ nhiều, trứng nhỏ nhưng ngon. Thịt vịt đàn được nhiều người ưa thích vì có vị ngọt đậm và thơm. Nông dân ở các vùng đồng bằng miền Bắc, miền Nam thường nuôi vịt đàn theo lối chăn thả tự nhiên từ trước đến nay.

    Bên cạnh giống vịt đàn còn có giống vịt bầu. Vịt bầu lớn con hơn vịt đàn, cổ ngắn, chân thấp, lông nhiều màu, dáng đi lạch bạch. Thịt vịt bầu cũng mềm và ngọt nhưng nhiều mỡ hơn vịt đàn. Các gia đình nuôi vịt bầu vừa phục vụ cho nhu cầu sử dụng ngày giỗ, ngày Tết, vừa bán để tạo nguồn thu nhập quanh năm. Đồng bào miền Nam trước đây nuôi rất nhiều giống vịt cổ lùn, có những đặc điểm tương tự như vịt bầu ngoài Bắc, để tận dụng nguồn thức ăn phong phú từ kênh rạch và đồng ruộng.

    Hiện nay, các trại chăn nuôi quốc doanh và tư nhân đầu tư khá lớn về mặt vật chất để nuôi giống vịt nhập từ nước ngoài vào, gọi là vịt siêu thịt. Vịt siêu thịt được nuôi theo kiểu công nghiệp trong chuồng trại, ăn cám hỗn hợp, được theo dõi và tiêm chủng thường xuyên. Trọng lượng của giống vịt này khá lớn, sau 3 tháng có thể đạt tới trên 3 kg một con. Đặc điểm vượt trội của nó là chất lượng thịt đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, chế biến thành nhiều món ăn cao cấp.

    Để việc chăn nuôi vịt ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả cao, người nông dân phải nắm vững kĩ thuật chăm sóc, từ khâu chọn giống đến chế độ dinh dưỡng, chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh... Vịt là loài thủy cầm ăn tạp. Thức ăn của chúng gồm nhiều loại. Loại cung cấp prô-tê-in có thóc, ngô, khoai, sắn, cám... Loại cung cấp chất khoáng có bột vỏ sò, bột xương... Thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho vịt khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, đẻ nhiều và chất lượng thịt cao.

    Trong giai đoạn hiện nay, ngành chăn nuôi trong đó có chăn nuôi vịt đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Vịt là loài gia cầm đem lại nhiều lợi ích cho đời sống của con người, là nguồn thu nhập thường xuyên của nông dân.

  • Trang Thu đã trả lời trong câu hỏi: Giới thiệu về cách làm nón lá. Cách đây 5 năm

      Cùng với tà áo dài thướt tha, duyên dáng thì chiếc nón lá cũng đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc đã góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp hiền dịu, thang khiết của những người phụ nữ Việt Nam đậm chất Á Đông. Chiếc nón lá gắn liền với lịch sử dân tộc, cùng với hình ảnh tươi đẹp đôn hậu của dân tộc vươn ra đến tận năm châu.

        Chiếc nón lá đầu tiên được in trên họa tiết của trống đồng, hay những mái đình mái chùa cổ kính. Chiếc nón lá trên những tượng hay chạm khắc đấy từ ngàn đời nay đã đi cùng năm tháng và gắn bó với những nét đẹp của văn hóa dân tộc, để cùng với tà áo dài làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

        Chiếc nón lá có hình chóp, phần dưới to và tròn còn phần trên nhọn dần lên. Chiếc nón lá được làm bằng lá cọ, người dân phải đi lấy rồi sau đó quét lên một lớp dầu cho bóng và bền lớp vỏ nón. Xung quanh chiếc nón được quấn bởi các vòng tre nhỏ, được tuốt kĩ càng, trau chuốt để cố định hình dạng cho chiếc nón. Bên trong nón ở hai bên có quai nón được thêu bằng những đường chỉ đỏ để buộc dây nón. Ngoài ra để làm cho chiếc nón thêm đẹp, sáng tạo và màu sắc thì người thợ làm nón có thể in lên đó hình ảnh những bông hoa hồng, hoa sen, hay những cô gái Việt Nam thướt tha trong ta áo dài truyền thống. Chiếc nón lá đơn sơ bình dị như vẻ đẹp tâm hồn mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, có nón bài thơ, nón quai thao, nón lá...Trải qua quá trình phát triển của dân tộc thì những mẫu mã, thiết kế tinh sảo, sáng tạo của chiếc nón càng được tăng thêm. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo những quy định làm nón truyền thống. Có lẽ với mỗi người dân Việt Nam thì hình ảnh chiếc nón lá truyền thống đã in đậm vào tâm trí chúng ta, chưa bao giờ mất đi, hơn nữa chiếc nón lá cũng sống dậy cái hồn thiêng một thuở để rồi bất tử cùng thơ ca, nhạc họa.

        Nón có rất nhiều loại, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá...mỗi loại mang những hình dáng nhất định, cấu tạo khác nhau nhưng đều rất công phu và kĩ lượng. Chiếc nón lá từ xưa đã gắn với hình ảnh những người nông dân dãi nắng dầm sương nhờ nó để che nắng, che mưa. Ngoài ra chiếc nón lá cũng được dùng để trang trí gợi nên một không gian cổ xưa, những nét cổ truyền trong nhịp sống dân tộc. Chiếc nón lá cùng với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người dân đất Việt. Có lẽ với du khách nước ngoài thì hình ảnh chiếc nón lá đã rất quen thuộc, nó là món đồ lưu niệm ý nghĩa, thiêng liêng để họ giành tặng cho người thân của mình. Như vậy chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc rất đúng với nét đẹp mộc mạc, bình dị của người dân Việt Nam sau lũy tre làng. Mang trên mình những nét đẹp truyền thống, cổ điển rất Việt Nam, rất Á Đông chiếc nón lá chưa bao giờ và không bao giờ mất đi trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.

        Để giữ cho chiếc nón bền và đẹp thì khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số điều sau. Không được dùng nón để quạt, để ngồi như vậy sẽ làm mép nón bị méo, bị gãy. Hơn nữa chiếc nón là một vật dụng thân thiết và gần gũi như vẻ đẹp mộc mạc của người dân Việt Nam nên chúng ta không nên dùng nó để kê hay ngồi như vậy chẳng phải đã làm mất đi vẻ đẹp quý báu của truyền thống dân tộc hay sao.

        Cùng với sự phát triển đất nước, có rất nhiều những loại vật dụng hiện đại, tiện ích khác như ô, mũ..để giúp con người che nắng che mưa nhưng chiếc nón lá vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người Việt. Nó chưa đựng những gì thiêng liêng, cao quý của tâm hồn người Việt, lỗi sống người Việt chứ không chỉ là những giá trị sử dụng khác.

        Chiếc nón lá bình dị, đơn sơ đã trở thành nét đẹp duyên dáng, âu yếm trong lòng người Việt Nam ta xưa và nay vẫn vậy. Không bao giờ, để cho những sự xâm lăng về văn hóa xâm chiếm đi những gì bất di bất dịch của hồn người một thưở. Chiếc nón lá như người bạn luôn gắn bó với người nông dân Việt không quản nắng mưa, những màu phai của nón cũng giống như những tần tảo sớm hôm của cuộc đời con người Việt Nam.



     

  • Trận Chi Lăng – Xương Giang  10- 1427
    Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân, Khối đòan kết nhất trí của  quân dân, Tài chỉ  huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến  lược, chiến thuật đúng đắn.
    => Sau chiến thắng này, đất nước hoàn toàn độc lập, tự chủ.

     

  • Trang Thu đã trả lời trong câu hỏi: Mấy bạn giúp mik nha Cách đây 5 năm

    Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:

    Thân em như trái bần trôi,

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

    Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

    Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi? Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

    Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.

    Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

    Ta hãy thử hình dung trong tâm tưởng một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm; chợt nghe tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ... Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.

  • Trang Thu đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Cách đây 5 năm

    Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.

     

    Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng khôn ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cowsvaf giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm múc đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh – một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.

        Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:

       Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

       Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

       dịch thơ:

       Trong tù không rượu cũng không hoa

       Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

       Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của ngừoi chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.

        Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng – người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:

       Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

       Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

       Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.

       "Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...

       Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, manh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF