Hoạt động gần đây (6)
-
Lê Gia Hân đã trả lời trong câu hỏi: Hãy viết hoàn chỉnh 1 bài văn nghị luận giải thích cho câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Cách đây 4 năm
DÀN Ý
A, MB
- giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn": Trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, có biết bao câu tục ngữ đem đến những bài học quý báu và sâu sắc trong cuộc sống. Thật vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đã nêu lên được vai trò của sự trải nghiêm, học hỏi trong cuộc sống và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sự nghiệp của mình.
- khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt đối với những thế hệ trẻ ngày nay. Cuộc sống của chúng ta thực sự cần thật nhiều những trải nghiệm để từ đó tích lũy cho mình những bài học quý báu.
B, TB
1, giải thích câu tục ngữ.
- Đi một ngày đàng: hình ảnh ẩn dụ cho việc trải nghiệm và xông pha, mạo hiểm của mỗi con người trong đời sống hàng ngày,
- Học một sàng khôn: hình ảnh ẩn dụ cho việc chúng ta sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân mình.
Câu tục ngữ dùng hình ảnh ẩn dụ để khẳng định vai trò của việc trải nghiệm thật nhiều, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để có thể có thêm thật nhiều kinh nghiệm và bài học có ích trong cuộc sống và tương lai
2, Bình luận câu tục ngữ
- Theo em, đây là một câu tục ngữ vô cùng sâu sắc và đúng đắn trong thời đại ngày nay. Cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên con người buộc phải có những trải nghiệm bên cạnh việc học trong sách vở.
- Việc học thông qua trải nghiệm không chỉ giúp chúng ta khắc ghi được kiến thức mà còn giúp chúng ta cập nhật được với những điều mới mẻ, thực tế và bổ ích nhất.
- Việc học thông qua trải nghiệm, thông qua thực tế, thông qua những lần thử-sai của bản thân chính là nền tảng của vốn tri thức vững chắc và bền lâu.
- Nhờ những kinh nghiệm và bài học từ thực tế, con người sẽ khám phá ra được lý tưởng sống của mình, đam mê thực sự của mình và có những trải nghiệm sống, hay những bài học quý báu.
- Tuy nhiên, ta không thể nào phủ nhận vai trò của việc học qua sách vở. Bên cạnh việc học qua sách vở, việc học qua trải nghiệm thực tế sẽ giúp củng cố và mở mang đầu óc hơn rất nhiều. Ngoài ra, con người cần có tính kỷ luật và tự giáo dục cao thì mới có thể thành công. Như Bill Gates- ông trùm công nghệ và Steve Jobs- sáng lập Iphone, đều là những người ngừng việc học đại học giữa chừng nhưng nhờ tính tự giáo dục, kỷ luật cực cao, học thông qua trải nghiệm và muôn vàn thất bại thì mới có thể thành công được.
- Học sinh ngày nay cần học đi đôi với hành, kết hợp cả kiến thức sách vở và trải nghiệm cuộc sống.
C, KB: khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ:
Tóm lại, câu tục ngữ có giá trị vững bền đối với con người trong cuộc sống. Mỗi người cần xác định được thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học từ sách vở và học thông qua trải nghiệm để có được thật nhiều trải nghiệm quý báu cho thành công trong cuộc sống.
BÀI LÀM
Trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, có biết bao câu tục ngữ đem đến những bài học quý báu và sâu sắc trong cuộc sống. Thật vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đã nêu lên được vai trò của sự trải nghiêm, học hỏi trong cuộc sống và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sự nghiệp của mình. Cho đến nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt đối với những thế hệ trẻ ngày nay. Cuộc sống của chúng ta thực sự cần thật nhiều những trải nghiệm để từ đó tích lũy cho mình những bài học quý báu.
"Đi một ngày đàng" là hình ảnh ẩn dụ cho việc trải nghiệm và xông pha, mạo hiểm của mỗi con người trong đời sống hàng ngày. Còn "Học một sàng khôn" là hình ảnh ẩn dụ cho việc chúng ta sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân mình. Chính vì vậy, câu tục ngữ dùng hình ảnh ẩn dụ để khẳng định vai trò của việc trải nghiệm thật nhiều, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để có thể có thêm thật nhiều kinh nghiệm và bài học có ích trong cuộc sống và tương lai.
Theo em, đây là một câu tục ngữ vô cùng sâu sắc và đúng đắn trong thời đại ngày nay. Cuộc sống ngày càng hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên con người buộc phải có những trải nghiệm bên cạnh việc học trong sách vở. Việc học thông qua trải nghiệm không chỉ giúp chúng ta khắc ghi được kiến thức mà còn giúp chúng ta cập nhật được với những điều mới mẻ, thực tế và bổ ích nhất. Việc học thông qua trải nghiệm, thông qua thực tế, thông qua những lần thử-sai của bản thân chính là nền tảng của vốn tri thức vững chắc và bền lâu. Nhờ những kinh nghiệm và bài học từ thực tế, con người sẽ khám phá ra được lý tưởng sống của mình, đam mê thực sự của mình và có những trải nghiệm sống, hay những bài học quý báu. Tuy nhiên, ta không thể nào phủ nhận vai trò của việc học qua sách vở. Bên cạnh việc học qua sách vở, việc học qua trải nghiệm thực tế sẽ giúp củng cố và mở mang đầu óc hơn rất nhiều. Ngoài ra, con người cần có tính kỷ luật và tự giáo dục cao thì mới có thể thành công. Như Bill Gates- ông trùm công nghệ và Steve Jobs- sáng lập Iphone, đều là những người ngừng việc học đại học giữa chừng nhưng nhờ tính tự giáo dục, kỷ luật cực cao, học thông qua trải nghiệm và muôn vàn thất bại thì mới có thể thành công được. Học sinh ngày nay cần học đi đôi với hành, kết hợp cả kiến thức sách vở và trải nghiệm cuộc sống.
Tóm lại, câu tục ngữ có giá trị vững bền đối với con người trong cuộc sống. Mỗi người cần xác định được thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học từ sách vở và học thông qua trải nghiệm để có được thật nhiều trải nghiệm quý báu cho thành công trong cuộc sống.
-
Lê Gia Hân đã trả lời trong câu hỏi: Em hãy viết bài văn ngắn phân tích hình ảnh cảnh đoàn thuyền trở về bến ( 8 câu thơ ) chú ý làm rõ vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Cách đây 4 năm
A, MB
- giới thiệu nhà thơ Tế Hanh: Ông tên thật là Trần Tế Hanh, quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ tháng 8-1945 và trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông để lại nhiều tập thơ có giá trị như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948). Phong cách thơ Tế hanh là một tâm hồn thơ thuần hậu, mộc mạc với những người dân quê chân thật, chất phác. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam.
- Bài thơ Quê hương là tiếng nói, tiếng lòng của một người con xa quê đối với quê hương làng chài của mình. Trong bức tranh ấy, làng chài ven biển hiện lên tươi sáng, đẹp đẽ, sống động với những người dân lao động khỏe khoắn và vui tươi trong việc của mình cũng như tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương mình
- Khổ thơ thứ ba là khung cảnh đông vui, tấp nập mà người dân trở về sau ngày đánh cá trên biển
B, TB
1, Khung cảnh đông vui tấp nập.
- Hai câu thơ đầu "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ /Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" chính là hình ảnh của đoàn thuyền trở về sau ngày dài đánh cá trên biển. Ta có thấy được không khí vui tươi, tấp nập, và những thanh âm của sự trù phú, ấm no của một làng chài ven biển. Những từ láy "ồn ào, tấp nập" được tác giả sử dụng tài tình để diễn tả không khí ấm no, trù phú đó của làng chài
- Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Họ biết ơn biển cả, họ biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ một ngày đi đánh lưới thuận lợi, đem về những mẻ cá nặng trĩu tay với những con cá tươi ngon.
2, Hình ảnh người lao động và con thuyền.
- Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày.
- Đặc sắc hơn, hình ảnh con thuyền cũng trở nên vô cùng sinh động như một con người nhờ biện pháp nhân hóa "im, mỏi, nằm". Nó như một thực thể sống, đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài.
- Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối". Đây là chi tiết đặc sắc vì bình thường muối được cảm nhận bằng vị giác nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thính giác. Điều này làm cho bài thơ càng trở nên sinh động và thú vị hơn
C, KB
Đoạn thơ cho thấy tình yêu của tác giả đối với quê hương, đối với làng quê của mình. Khung cảnh tấp nập đó đã cho thấy một tình yêu và niềm tin của tác giả về sự ấm no, trù phú đến muôn đời của làng quê mình, nơi sinh ra những con người yêu lao động
BÀI LÀM
Nhà thơ Tế Hanh có tên thật là Trần Tế Hanh, quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ tháng 8-1945 và trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông để lại nhiều tập thơ có giá trị như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948). Phong cách thơ Tế hanh là một tâm hồn thơ thuần hậu, mộc mạc với những người dân quê chân thật, chất phác. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Bài thơ Quê hương là tiếng nói, tiếng lòng của một người con xa quê đối với quê hương làng chài của mình. Trong bức tranh ấy, làng chài ven biển hiện lên tươi sáng, đẹp đẽ, sống động với những người dân lao động khỏe khoắn và vui tươi trong việc của mình cũng như tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương mình. Trong đó, khổ thơ thứ ba là khung cảnh đông vui, tấp nập mà người dân trở về sau ngày đánh cá trên biển
Hai câu thơ đầu "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ /Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" chính là hình ảnh của đoàn thuyền trở về sau ngày dài đánh cá trên biển. Ta có thấy được không khí vui tươi, tấp nập, và những thanh âm của sự trù phú, ấm no của một làng chài ven biển. Những từ láy "ồn ào, tấp nập" được tác giả sử dụng tài tình để diễn tả không khí ấm no, trù phú đó của làng chài. Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Họ biết ơn biển cả, họ biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ một ngày đi đánh lưới thuận lợi, đem về những mẻ cá nặng trĩu tay với những con cá tươi ngon.
Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày. Đặc sắc hơn, hình ảnh con thuyền cũng trở nên vô cùng sinh động như một con người nhờ biện pháp nhân hóa "im, mỏi, nằm". Nó như một thực thể sống, đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối". Đây là chi tiết đặc sắc vì bình thường muối được cảm nhận bằng vị giác nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thính giác. Điều này làm cho bài thơ càng trở nên sinh động và thú vị hơn
Đoạn thơ cho thấy tình yêu của tác giả đối với quê hương, đối với làng quê của mình. Khung cảnh tấp nập đó đã cho thấy một tình yêu và niềm tin của tác giả về sự ấm no, trù phú đến muôn đời của làng quê mình, nơi sinh ra những con người yêu lao động
-
Lê Gia Hân đã trả lời trong câu hỏi: So sánh sự giống nhau và khác nhau của hiệp ước Nhâm Tuất và hiệp ước Giáp Tuất. Cách đây 5 năm
* Giống nhau
- Đều là hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp.
- Sau hiệp ước, Pháp sẽ được nhận được nhiều lợi ích.
* Khác nhau
- Hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862)
+ Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
+ Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
+ Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô
+ Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
+ Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
- Hiệp ước giáp tuất ( 15-3-1874 )
+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc pháp
+ Công nhận quyền đi lại , buôn bán , kiểm soát , điều tra tình hình thuộc pháp.
+ Nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc vào đường lối đối người thuộc pháp.
-
Lê Gia Hân đã đặt câu hỏi: Một hình thang có diện tích 195 dm^2, chiều cao 1,3dm, đáy lớn gấp đôi đáy bé. Tính độ dài mỗi đáy của hình thang? Cách đây 5 năm
-
Lê Gia Hân đã đặt câu hỏi: Một hình thang có diện tích 195 dm^2, chiều cao 1,3dm, đáy lớn gấp đôi đáy bé. Tính độ dài mỗi đáy của hình thang? Cách đây 5 năm
-
Lê Gia Hân đã kết bạn Mr Alex Cách đây 5 năm