OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

I Am Noobguy's Profile

I Am Noobguy

I Am Noobguy

01/01/1990

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 196
Điểm 244
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (198)

  • + Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống môi trường cung cấp đầy đủ cho sinh vật. Chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển như kiếm mồi, chống lại kẻ thù, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt…

    + Cạnh tranh xảy ra khi số lượng cá thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, con đực tranh giành con cái... các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.

  • I Am Noobguy đã trả lời trong câu hỏi: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Cách đây 4 năm

    + Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhỏm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sông đầy đủ.

    + Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở..

  • I Am Noobguy đã trả lời trong câu hỏi: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào? Cách đây 4 năm

    Câu 1:

    Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi điều kiện sống vẫn đủ đáp ứng nhu cấu tất cả thành viên trong loài, khi chúng càn giúp nhau để kiếm ăn, tránh kẻ thù,…

    Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi môi trường sống không đủ đáp ứng nhu cầu tất cả các thành viên trong loài hoặc khi cạnh tranh sinh sản.

  • Quan hệ đối địch:

    - Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm (lúa là loài bị hại, cỏ dại là loài được lợi)

    - Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ (hươu là loài bị hại, hổ là loài được lợi)

    - Bọ dừa phá hoại cây dừa làm chết cây, năng suất vườn dừa giảm.

    - Cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ, hút chất dinh dưỡng của cây.

    - Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm sẽ bị độc đó.

    Quan hệ hỗ trợ:

    - Địa y sống bám trên cành cây (địa y được lợi, cành cây không bị hại cũng không có lợi)

    - Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu (cả vi khuẩn và cây họ đậu đều được lợi)

    - Chim sáo ăn thức ăn thừa mắc trên răng của trâu rừng.

    - Trùng roi sống trong ruột mối, giúp mối tiêu hóa thức ăn.

    • Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí
    • Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết
    • Cung cấp thức ăn đầy đủ
    • Vệ sinh môi trường sạch sẽ
  • D. Cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác

  • I Am Noobguy đã trả lời trong câu hỏi: Nêu đặc điểm mối quan hệ khác loài? Cách đây 4 năm

    a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

    - Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu

    - Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người...

    b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

    Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.

  • Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

    • Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...).
    • Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô.
    • Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng.
    • Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.
  • I Am Noobguy đã trả lời trong câu hỏi: Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta. Cách đây 4 năm

    + Nhận xét:
    - Lúa được trồng trên khắp nước ta.
    - Các vùng tròng lúa chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tròng lúa lớn nhất, kế đó là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh,…
    - Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có các cánh đồng lúa với diện tích nhỏ hơn.
    + Giải thích:
    - Đất phù sa màu mỡ và có diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc canh tác lúa.
    - Nguồn nhân lực đông, cơ sở vật chất kĩ thuật của công nghiệp phát triển, nhất là mạng lưới thủy lợi.

  • I Am Noobguy đã trả lời trong câu hỏi: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là Cách đây 4 năm

    D. Các đồng bằng ở duyên hải miền Trung.

Không có Điểm thưởng gần đây

OFF