OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Jeff the Killer's Profile

Jeff the Killer

Jeff the Killer

13/11/2004

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 409
Điểm 2027
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (411)

  • Jeff the Killer đã trả lời trong câu hỏi: Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt. Cách đây 5 năm

    - Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn. 
    Ví dụ: 
    ( Câu có đủ hai bộ phận chính: 
    - Bạn đi xem phim không? 
    - Mình không đi được. 
    Câu rút gọn: 
    - Đi xem phim không? 
    - Không đi được. ) 
    - Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu. 
    Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn. 
    Ví dụ: 
    - Mưa! Mưa! 
    - Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng. 
    ( Câu đặc biệt: Lại mưa. ) 
    Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả,

  • https://luyenthivan.com/dan-y-nghi-luan-cau-tuc-ngu-co-cong-mai-sat-co-ngay-nen-kim-5412.html

  • Jeff the Killer đã trả lời trong câu hỏi: Viết 1 đoạn văn về tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Cách đây 5 năm

    Ông cha ta thường khuyên bảo con cháu mình “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Nghĩa bóng câu tục ngữ nhắc nhở ta khi ăn quả ngon, quả ngọt phải luôn nhớ về người trồng đã vất vả, tận tâm tận tụy để tạo ra quả ngọt. Ẩn ý câu nói muốn gửi đến chúng ta thông điệp khi ta nhận được thành quả phải luôn biết ơn người đã giúp ta tạo ra thành quả ấy. Vậy tại sao ta cần phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta? Bởi những người trồng cây không ngại khó ngại khổ, ngại một nắng hai sương, đổ mồ hôi công sức để giúp ta tạo nên quả ngọt. Bạn sinh ra trên đời là nhờ bố mẹ, chăm sóc nuôi nấng bạn không ai khác ngoài bố mẹ, biết ơn công sinh thành dưỡng giục của họ là điều tất nhiên. Thầy cô dạy bạn nên người, cho bạn kiến thức, kĩ năng sống thế nên chúng ta cần phải biết ơn họ. Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người lái chuyến đò tri thức, nhà nước ta đã tạo lập ra ngày 20/11 – ngày nhà giáo Việt Nam để tri ân những người làm nhà giáo. Hơn hết những thành quả ta có được không phải tự nhiên mà có, đó là sự nỗ lực của biết bao người. Cơm ta ăn là do sự lao động vất vả của người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống yên ổn, tự do, hòa bình như ngày hôm nay là nhờ sự đổ máu của không biết bao nhiêu thể hệ. Biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người.Nhưng đó không phải là lời nói suông, chúng ta cần phải có hành động và việc làm cụ thể. Trước hết ta cần phải biết tôn trọng những thành quả, công sức mà người khác trao cho mình, không được lẵng phí, lạm dụng công sức lao động của người khác. Cụ thể ta cần phải biết giữ gìn những thứ mà mình đã có, những thứ đơn giản, nhỏ bé ngay xung quanh ta. Bố mẹ là người quan trọng nhất, bỏ nhiều công sức vì ta nhất, thế nên ta hãy luôn đối xử tốt với họ, trở thành đứa con có hiếu. Đối với xã hội, mỗi người cần phải sống có tình có nghĩa, đừng vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng sự giúp đỡ người khác. Chúng ta không phải chỉ biết ăn quả mà cần phải biết tạo ra quả ngọt. Thật vậy! Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trở thành công dân có ích.Ông cha ta khuyên bảo con cháu về lòng biết ơn qua câu tục ngữ khác “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Sang sông phải bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” . Biết ơn. Lòng thủy chung. Đó đều là phẩm chất đạo đức phải có với mỗi người. Lời khuyên của ông cha ta thật thấm thía đối với xã hội hôm nay và cả mai sau. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” không chỉ đề cao lối sống biết ơn mà còn phê phán những kẻ “Ăn cháo đá bát” những con người sống vô ơn, bội nghĩa, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, những con người thừa hưởng mà không biết tạo lập, phản bội lợi ích mà người đã mang đến cho mình. Nhưng con ngươi đó thật đáng lên án và phê phán. Câu tục ngữ đã in sâu trong mỗi người nhắc nhở mọi người về cách sống tốt.

  • Jeff the Killer đã trả lời trong câu hỏi: Hãy tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Cách đây 5 năm

    Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.

    - Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    * Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

    - Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

    - Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.

    - Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

    - Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.



     

  • Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

    - Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

    - Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

     



    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-co-nhan-xet-gi-ve-hinh-thuc-dau-tranh-c86a10591.html#ixzz6INiXPXXL

  • - Sau hai Hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu.

    - Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. Quân giặc phản công, chiếm kinh thành Huế.



    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cuoc-phan-cong-quan-phap-cua-phai-chu-chien-o-hue-thang-7-1885-c83a14412.html#ixzz6INiTGepw

  • Jeff the Killer đã trả lời trong câu hỏi: Hiệp ước Pa - tơ -nốt biến nước ta trở thành 1 nước như thế nào ? Cách đây 5 năm

    Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Jeff the Killer đã trả lời trong câu hỏi: Cảm nhận về 2 khổ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Cách đây 5 năm

    Mở bài
    Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám,thơ ông giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế. Sau cách mạng, thơ ông tập trung ca ngợi thiên nhiên đất nước và niềm vui của con người trong cuộc sống mới. Đoàn thuyền đánh cá là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận sau cách mạng. Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng về thiên nhiên và con người lao động. Điều này được thể hiện sâu sắc, tinh tế ở 2 khổ đầu bài thơ.
    Thân bài
    1. Hoàn cảnh sáng tác:

    Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Chuyến đi này đã khiến hồn thơ Huy Cận nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong thời gian đó và được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958).
    2. Phân tích:
    Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:
    “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Sóng đã cài then,đêm sập cửa
    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

    Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu. Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
    “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

    Phép tu từ so sánh “mặt trời xuống biển – hòn lửa”, mặt trời như một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Bức tranh hoàng hôn mang một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp. Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” khiến người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân.
    Thiên nhiên vũ trụ là nền cho con người xuất hiện:
    “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    Câu thơ đã làm nổi bật khí thế lao động đầy hăng hái, tươi vui của những con người lao động “Tập làm chủ, tập làm người xây dựng/Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!”. Hình ảnh hoán dụ “đoàn thuyền đánh cá” và phụ từ “lại” diễn tả nhịp điệu lao động quen thuộc, hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển. Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Hình ảnh ẩn dụ “câu hát căng buồm” diễn tả tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm, đẩy con thuyền lao nhanh ra khơi xa. Tiếng hát làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả.
    Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:
    “ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
    Cá thu biển Đông như đoàn thoi
    Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,
    Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi!”

    Bằng những liên tưởng thực tế kết hợp với phép so sánh “cá thu – đoàn thoi” khiến người đọc hình dung hình ảnh những con cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên biển như con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải. Trong sự tưởng tượng của những người đánh cá yêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển là cá dệt biển, cá vào lưới là cá dệt lưới, “đến dệt lưới ta”. Từ ” ta” vang lên đầy tự hào kiêu hãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như ngày xưa nữa mà là cái” ta” tập thể đầy sức mạnh.
    3. Đánh giá, khái quát
    Với việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng hào hùng, lạc quan, cùng những phép so sánh, nhân hóa, hai khổ thơ đầu đã khắc họa cảnh biển đêm vô cùng lung linh và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với niềm say sưa lạc quan tin tưởng của người dân chài, đó là niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới.
    Kết bài: 
    Đoạn thơ là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc, đang làm giàu cho đất nước. Những người lao động đã thật sự làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Đọc những dòng thơ, độc giả như. cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi đến tương lai tươi sáng.

  • Jeff the Killer đã trả lời trong câu hỏi: Viết 1 đoạn văn kể về 1 tấm gương tốt trong lớp bạn Cách đây 5 năm

    Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.

    Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể: "Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”

    Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay đếm hương thuê ở ngoài xóm. Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.

    Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.

    Nhà bạn ở Đội 1 – xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.

    Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.

    Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu: "Học sinh nghèo vượt khó” của trường em.

  • Jeff the Killer đã trả lời trong câu hỏi: Hình tượng người lính lái xe được phạm tiến duật thể hiện ntn? Cách đây 5 năm

    Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

      Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

    Đó là ý chí của những chiến sĩ Trường Sơn. Các anh hiện lên trên trang thơ thật dí dỏm, thật yêu đời. Khi gian khổ tưởng chừng không thể nào vượt qua được, khi cái chết tới gần. Vậy mà nụ cười lạc quan vẫn hiện hữu trên khuôn mặt các anh, nụ cười ấy rất ngang tàng và cũng đầy tinh nghịch. Nhắc tới họ, ta không thể quên người chiến sĩ lái xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Không biết nhà thơ dã bao nhiêu lần trực tiếp lái chiếc xe như thế mà ông lại viết ra được những dòng thơ hết sức chân thực và sống động đến vậy:

                Không kính không phải vì xe không có kính

    Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

    Đó là lời giới thiệu của các anh, hết sức giản dị, rất thật. Trên chiếc xe không có kính đó người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt. Bom giật bom rung họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng lao ra chiến trận.

    Chúng ta hãy lắng nghe các anh kết chuyện về mình với giọng điệu thật vui vẻ và hài hước:

    Ung dung buồng lái ta ngồi,

        Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

    Ung dung được đảo lêu đầu câu để nhấn mạnh tư thế bình tĩnh, đường hoàng, hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe không kính. Nhìn thẳng là nhìn vào gian khổ, hi sinh không run sợ, không né tránh bởi họ chiến đấu vì chính nghĩa. Lái xe không kính, là gặp phải khó khăn nhưng những khó khăn lại thật bất ngờ:

         Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

                    Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

             Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

      Như sa, như ùa vào buồng lái.

    Những câu thơ rất thực, thực đến từng chi tiết. Xe không có kính chắn gió lại chạy với tốc độ cao nên người lính lái xe phải đối mặt với bao nguy hiểm: gió xoa mắt đắng, con đường ngược lại chạy thẳng vào tim, sao trên trời, chim dưới đất bất ngờ như sa, như ùa, như rơi, rung, quăng, ném vào buồng lái. Những câu thơ chân thực, sống động, đầy ấn tượng như chính nhà thơ đang cầm vô lăng mà lái.

    Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn không run sợ, hoảng hốt. Trái lại, tư thế của các anh rất hiên ngang, ung dung tự tại, tinh thần của các anh vẫn vững vàng. Bởi các anh vẫn quyết tâm vượt qua gian khổ, để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao.

    Không có kính, ừ thì có bụi

            Bụi phun tóc tráng như người già

                     Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

         Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

    Không có kính, ừ thì ướt áo

           Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

              Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.

            Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

    Nhà thơ lại tiếp tực khắc họa những khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe. Những câu thơ như những lời nói thường ngày, không gắn liền với những tiếng nói bỗ bã, đầy chất lính ngang tàng song cũng rất đáng yêu như bật lên từ tình cảm thực của những người lính lái xe. Khó khăn là thế, và vẫn chấp nhận là tất yếu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo nhưng cũng với thái độ rất thản nhiên:

          Chưa cần rửa  phì phèo châm điếu thuốc

     ...Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

     Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

    Sự bình thản của những người lính lái xe đến vô tư. Câu thơ cân đối, nhịp nhàng theo độ rung của bánh xe lăn, các thanh bằng, trắc phối hợp linh hoạt, giọng thơ pha chút ngang tàng thường thấy ở người lái xe.

    Hai khổ thơ làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Họ đạp bằng gian khó tiến về phía trước với một quyết tâm: giải phóng miền Nam. Đúng là chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kĩ thuật vật chất nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Trái lại, aó chỉ càng làm nổi rõ thêm tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của họ mà thôi:

         Những chiếc xe từ trong bom rơi

    Đã về đây họp thành tiểu đội

         Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

          Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

    Trong hoàn cảnh ác liệt, những người lính lái xe có cùng một mục đích, cùng chung lí tưởng nên ở họ đã hình thành nên tình cảm đồng chí, đồng đội tốt đẹp, ấm cúng như trong một gia đình:

    Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

      Chung bút đĩa nghĩa là gia đình đấy

    Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi đã gợi lên ý nghĩa về người lính lái xe gan góc vượt qua gian nan thử thách. Khi gặp nhau tình cảm giao lưu cua họ thật là đặc biệt:

    ...Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

    để rồi:

    Lại đi, lại đi trời thêm xanh.

    Câu thơ có một cái gì đó thật lãng mạn và lạc quan:

         Không có kính, rồi xe không có đèn,

                 Không có mui xe, thùng xe không có xước,

         Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

    Chỉ cần trong xe có một trái tỉm.

    Xe bị bom đạn Mĩ làm cho biến dạng đến trơ trụi: không kính, không đèn, không mui... nhưng đoàn xe vẫn cứ chạy vì một mục đích cao cả: vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất nước nhà. Thì ra mọi cội nguồn tạo ra sức mạnh của đoàn xe được tích tụ lại ở trái tim gan góc, kiên cường giàu bán lĩnh nhưng chan chứa tình yêu thương ở người cầm lái. Chính tình yêu Tổ quôc, tình thương đồng bào đã khích lệ, động viên người lính lái xe đạp bằng gian khó, lạc quan, bình tĩnh, nắm chắc vô lăng, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe tới đích. Khổ thơ cho ta thấy chân lí của cuộc đời: sức mạnh không chỉ là vũ khí, là vậ chất mà chính là con người. Con người mang trái tim nồng cháy, yêu thương, có ý chí kiên cường chiến đấu là con người chiến thắng:

    Chỉ cần trong xe có một trái tim.

    Câu thơ làm toả sáng hình tượng người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, là linh hồn của cả bài thơ.

    Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe thật đẹp, thật dí dỏm, thật lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sáng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.



    Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hinh-tuong-nguoi-chien-si-lai-xe-trong-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-cua-pham-tien-duat-c36a2495.html#ixzz69qmESIZf

Điểm thưởng gần đây (1)

  • Jeff the Killer: câu trả lời bị xoá, user trả lời -10 (-10đ) Cách đây 2 năm
OFF