Bạn bè (0)
Hoạt động gần đây (51)
-
minh A đã trả lời trong câu hỏi: giúp mình với thanjks các bạn Cách đây 6 năm
1 b. AMDN là hình chữ nhật nên MN= AD, AN= MD ta có AD là đường trung tuyến của tam giác ABC nên AD= DC (= 1/2BC) vậy MN= DC ta có MN// BC hay MN// DC tứ giác MNCD có MN//DC, MN=DC nên là hình bình hành ( vì có hai cạnh đối song song và bằng nhau ) => MD= NC mà AN= MD nên AN= NC vậy N là trung điểm của AC (đpcm) c. ta có N là trung điểm của DE nên DN= NE ta có AN= NC tứ giác ADCE có DN= NE, AN= NC nên là hình bình hành ( vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường )
-
minh A đã trả lời trong câu hỏi: giúp mình với thanjks các bạn Cách đây 6 năm
1 a. ta có DM vuông góc với AB nên ^AMD= 90 độ ta có DN vuông góc với AC nên ^AND= 90 độ tam giác ABC vuông tại A nên ^BAC= 90 độ hay ^MAD= 90 độ tứ giác AMDN có ^AMD= ^AND= ^MAD= 90 độ nên là hình chữ nhật ( vì có ba góc vuông )
-
minh A đã trả lời trong câu hỏi: trình bày tập tính của sâu bọ Cách đây 6 năm
bạn ở mình chỉ cần ghi chép ngắn gọn về tập tính sâu bọ ví dụ
tự vệ và tấn công của ong như ong tấn công như thế nào
kiến,mối làm tổ ntn nào thôi bạn
-
minh A đã đặt câu hỏi: trình bày tập tính của sâu bọ Cách đây 6 năm
ghi chép ngắn gọn về tập tính của sâu bọ
các tập tính:tự vệ và tấn công của ong
sinh sản:ong,bướm
xã hội(sống bầy đàn):ong mối kiến
phát triển qua biến thái:ong,mối,kiến
làm tổ:ong,mối,kiến
khả năng tìm kiếm thức ăn:ong
-
minh A đã đặt câu hỏi: trình bày tập tính của sâu bọ Cách đây 6 năm
ghi chép ngắn gọn về tập tính của sâu bọ
các tập tính:tự vệ và tấn công của ong
sinh sản:ong,bướm
xã hội(sống bầy đàn):ong mối kiến
phát triển qua biến thái:ong,mối,kiến
làm tổ:ong,mối,kiến
khả năng tìm kiếm thức ăn:ong
-
minh A đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cách nhận biết gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước ? Cách đây 6 năm
Cách 1: Ta có thể nhận biết nhờ vào việc sờ bằng tay. Gương nào có mặt phản xạ phẳng thì đó là gương phẳng. Gương nào có mặt phản xạ lồi thì đó là gương cầu lồi. Gương nào có mặt phản xạ lõm thì đó là gương cầu lõm.
Cách 2: Đặt 1 vật trước 3 gương. Gương nào cho ảnh lớn nhất thì gương đó là gương cầu lõm. Gương nào cho ảnh bé nhất thì gương đó là gương cầu lồi. Gương nào cho ảnh lớn bằng vật thì gương đó là gương phẳng\
-
minh A đã trả lời trong câu hỏi: vật lí nâng cao 8 Cách đây 6 năm
đâu cái hình vẽ nào hình của cậu đâu mà tìm rtd được
-
minh A đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn nói về công ơn cha mẹ Cách đây 6 năm
Mẹ là người bạn đồng hành,là người thân,người mà em quý trọng nhất.Mái tóc đen nháy và đôi mắt đầm ấm khiến mẹ trở nên gần gũi,thân thiết với em.Mỗi khi mẹ cười trông như những ánh nắng ban mai khẽ ghé xuống theo làn gió thoảng.Không như các bà mẹ khác, mẹ thường chỉ bảo, chia sẻ cho em mỗi khi em buồn,mỗi khi em vui.Vì vậy em rất yêu quý mẹ và mong sao mẹ sống thật lâu để em còn được ngắm nụ cười và những ngày hạnh phúc bên mẹ.Nêú các bạn yêu mẹ hãy để những ngày không phai trong tâm trí của chúng ta.
-
minh A đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh Cách đây 6 năm
Lòng yêu nước là một đề tài quan trọng xuyên suốt mấy thế kỉ của nền văn học Việt Nam. Trong buổi đầu non trẻ của văn học dân tộc, đề tài này đã được khai thác thể hiện lòng tự hào của mỗi người con dân đất Việt. Ta có thể kể đến các tác phẩm: "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt (?), "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,... Và không thể không nhắc đến "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. Trích đoạn sau đây của bài cáo nổi tiếng này chẳng những thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của tác giả mà còn gợi nhiều suy nghĩ giàu ý nghĩa về lòng yêu nước:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
....
Chứng có còn ghi".
Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian.
Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy.
Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên... “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng - nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại.
Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
“Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức... Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.
Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng...
Bởi vậy:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”
Những dẫn chứng cụ thể của đoạn trích về những thất bại của giặc đanh thép như một bản cáo trạng. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Điều đặc biệt là đoạn văn này có nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những yếu tố đó khiến đoạn văn giống như lời cảnh cáo đối với những âm mưu xâm lược của kẻ thù đồng thời nêu cao niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông.
Có thể nói, đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình. -
minh A đã trả lời trong câu hỏi: bội chung nhỏ nhất Cách đây 6 năm
Công thức tính Bội chung nhỏ nhất của 3 số
- Công thức: Tìm BCNN của 3 số a, b ,c
=> BCNN (a,b ,b) = [(a x b x c) / (u1 x u2 x u3)] x u.
Trong đó:
a , b, c: là ba số cho trước.
u1: ƯCLN của a và b
u2: ƯCLN của b và c
u3: ƯCLN của c và a
u: ƯCLN của a, b và c
Ví dụ: Tìm BCNN (120, 280, 420)
Trả lời:
- u1 = ƯCLN (120, 280) = 40.
- u2 = ƯCLN (280, 480) = 140.
- u3 = ƯCLN (420, 120) = 12.
- u = ƯCLN (120, 280, 420) = 4.
=> Áp dụng công thức ở trên ta được BCNN (120, 280, 420) = [(120 x 280 x 420) / (40 x 120 x 12)] x 4