OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thuyết minh về hoa mai

Thuyết minh về hoa mai.

  bởi sap sua 05/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (4)

  • DÀN Ý CHI TIÉT

    I.MỞ BÀI

    Giới thiệu: Hoa mai trong đời sống của người miền Nam, đặc biệt là trong những ngày Tết. (có thể dùng cách so sánh: miền Bắc: hoa đào, miền Nam: hoa mai)

    II.THÂN BÀI

    Nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo

    - Xuất phát là một loại cây mọc dại ở trong rừng.

    - Cây cao trên 2m, thân gỗ. chia thành nhiều nhánh.

    - Lá nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng.

    1. 2. Phân loại: Mai có nhiều loại:

    - Mai vàng (hoàng mai): hoa mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng dọc theo cành. Cánh hoa mỏng, màu vàng, có mùi thơm kín đáo.

    - Mai tứ quý (nhị độ mai): là loại mai vàng nở quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng hết ở giữa bông hoa còn lại 2,3 hạt nhỏ và dẹt màu đen bóng.

    - Mai trắng (bạch mai): Hoa mới nở có màu hồng nhạt, sau chuyển sang trang, có mùi thơm nhẹ.

    - Mai chiếu thủy: hoa nhỏ, lá nhỏ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát về đêm. Thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.

    - Mai ghép: là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại mai: hoa to, nhiều lớp, nhiều cánh, nhiều mùi. Được trồng trong các chậu sứ lớn, rất khó chăm sóc.

    1. Cách chăm sóc mai:

    - Mai vàng là cây cảnh ưa sáng. Khi trồng nên chọn vị trí có ảnh sáng thật nhiều (ánh nắng trực tiếp) có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên, nếu trồng ở sân thượng thì bảo đảm yêu cầu về ánh sáng.

    - Trồng ở ban công thì thích hợp hơn ở hướng chính đông hoặc chính tây (có từ bốn giờ chiếu sáng trở lên). Cây mai sản xuất lớn thỉ người ta trồng ở vùng rộng lớn, cánh đồng có ánh nắng trực tiếp cả ngày.

    - Bổ sung đất phân, thay đất, cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ, quả cho mai vàng: Trồng cây mai trong chậu thoát nước tốt: dưới đáy chậu bỏ một lớp cát xây, vỏ trấu chưa đốt, đá dăm nhỏ, miếng sành, sứ,.. để nước mưa hay nước tưới cho cây mai khi quá nhiều sẽ thoát ra ngoài dễ dàng vì cây mai cần đủ ấm nhưng không chịu được ngập, úng lâu ngày.

    - Bổ sung đất phân trên mặt chậu (tiến hành hàng năm): Lấy 5 -»10 cm đất mặt

    Đất chậu bỏ đi, bổ sung vào bằng hỗn hợp đất phân trồng mai theo công thức: 30% phân hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân trấu, rơm rạ, xơ dừa.... Công

    Thức này có thể vận dụng theo nguyên liệu của từng địa phương sao cho phù hợp.

    - Thay đất cho mai vàng: Xăm quanh chậu, kéo cây mai ra, cất bỏ rễ. bỏ đất phía dưới đáy (10 -20cm) và xung quanh (5 -> 10cm), 2 năm tiến hành một lần.

    - Bỏ hỗn hợp đất phân trồng mai vào đáy chậu và xung quanh, làm sao để thấp hơn miệng chậu khoảng 5cm đế tưới nước và bố sung phân bón sau này. Hỗn hợp đất phân trồng mai: 30% phàn hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân hữu, rơm rạ, xơ dừa,...

    - Dùng hóa chất kích thích ra rễ và nẩy mầm như Atonik, KTR,..pha nồng

    1/1000 tưới đẫm vào chậu mai sau khi đã vào đất phân đầy đủ.

    - Tỉa cành, tỉa hoa, nụ và quả cho mai vàng: Tỉa lại cành cho cây mai có tán cân đối, cắt ngắn lại những cành vượt ở tán và cắt bỏ những chồi vượt trong thân. Tỉa hết hoa, nụ và quả.

    - Cây mai ưa nước sạch, không chịu được nước nhiễm chua phèn, mặn.

    - Cây mai ưa ẩm vì vậy phải được tưới nước hàng ngày trừ những ngày mưa to.

    - Nếu ta thấy trời mưa lâm râm, cứ nghĩ cây đủ nước nên không tưới, cây Mai dễ bị khô lá, lá bị vàng ở đầu ngọn và tuổi thọ của lá mai sẽ bị ngắn dần. Việc này nếu xảy ra nhiều lần trong năm sẽ làm câv mai không giữ được lá đến 12 tháng để đợi chúng ta lặt lá và ra hoa tập trung. Do đó cây mai sẽ ra hoa lác đác từ tháng 9 -» 12 âm lịch. Vì vậy cây mai sẽ không nở được tập trung, ít hoa.

    - Đoán ngày lặt lá cho mai sẽ ra hoa đúng tết Nguyên đán. Đây là một việc làm mang tính đòi hỏi sự cảm nhận, kinh nghiệm của người trồng và chơi mai.

    - Lặt lá mai phụ thuộc vào thời tiết (lập xuân), loại mai 5,9,12 cánh,.... cây mai khỏe hay yếu, tập tính của từng cây mai được trồng, chăm sóc của riêng từng gia đình, được đặt ở những vị trí của riêng từng nhà,...

    - Trước tiết lập xuân trời lạnh, sau tiết lập xuân trời ấm, kết hợp với theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để quyết định ngày lặt lá mai, bản thân cứ mạnh dạn quyết định vài lần để tự rút ra kinh nghiệm. Thông thường: mai 12 cánh (mai tai g ao) lặt lá từ 25/11 đến 5/12 Âm lịch. Mai 5 cánh đến 9 cánh lặt lá từ 5 ->10/12 Âm lịch. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nụ mai lớn, nhỏ, lá mai già hay xanh để quyết định ngày lặt lá. Lặt lá mai là một việc làm hết sức tỉ mì, thận trọng, cân nhắc trải qua những tâm trạng hồi hộp, lo lắng, phấn khởi, hy vọng, thất vọng... thật hết sức thú vị.

    1. Ý nghĩa của hoa mai

    - Sau khi đưa ông Táo về trời (23 tháng chạp), các nhà vườn bứng nguyên gốc mai cho vào chậu đem về các chợ hoa xuân ở thành phố để bán hoặc khách có đi đến tận vườn để mua.

    - Trong những ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua hoa mai về trưng, vừa trang trí cho đẹp nhà vừa cầu tụng may mắn. Nếu hoa mai nở rộ vào sáng mùng I Tết, gia chủ sẽ rất vui. Nếu trong 3 ngày Tết mà hoa mai chưa nở hoặc đã tàn thì gia chủ cảm nhận khó thấy được niềm vui được trọn vẹn.

    III.KẾT BÀI

    - Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân.

    - về mặt ý nghĩa, cây hoa mai còn tượng trưng cho dáng vẻ thanh mảnh, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.



      bởi Nguyễn Quang Huy 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Mở bài: Giới thiệu hoa mai: Trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền nam.

    2. Thân bài: Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:

    • Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), hoa mai có nhiều loại:
      • Mai vàng: Nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo.
      • Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm, sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng.
      • Mai trắng: Hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ
      • Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
      • Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
    • Cách chăm sóc cây mai:
      • Cây mai được trông bằng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép) Trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước
      • Khoảng 15 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết.
    • Hoa mai trong ngày tết nguyên đán:
      • Các nhà vườn đánh nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, thành phố để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua.
      • Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn.
      • Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới sẽ không trọn vẹn.

    3. Kết bài: Hoa mai là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, của mùa xuân phương nam. Hoa mai gắn bó với đời sống tinh thần của người dân miền nam từ lâu đời. Những năm gần đây, sắc vàng của hoa mai đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân phương bắc.

      bởi Lê Trần Khả Hân 07/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người Việt nam vốn rất yêu thích hoa, trong các loài hoa thì Hoa Đào và hoa Mai được nhiều người yêu thích trong dịp Tết đến xuân về. Hoa Mai và Hoa Đào đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của con người Việt Nam như một phần máu thịt.

    Nếu như hoa Đào gắn bó với người miền Bắc thì hoa Mai lại gắn bó với người miền Nam. Mai có khắp mọi nơi từ Huế đến mũi Cà Mau. Hoa Mai thuộc dạng dễ tính dù đất cát khô cằn hay đất đồi sỏi đá Mai vẫn sinh trưởng bình thường.

    Mai có hai loại là Mai tứ thời và Mai Tết. Mai tứ thời cho hoa suốt bốn mùa, cái tên tứ thời có lẽ vì lí do đó. Ngoài màu vàng đặc trưng thỉnh thoảng hoa Mai điểm thêm vài bông màu đỏ cũng khá dễ thương. Mai Tết cả năm cho hoa đúng vào dịp Tết, hoa nở rực rỡ cả cây, cũng vì thế mà nhiều người bắt đầu chơi Mai khi tết sắp về. Thông thường Mai được trồng trong chậu để dễ dàng di chuyển đến vị trí cần thiết, nhưng có nhiều gia đình trồng Mai trước cửa nhà và cho hoa quanh năm.

    Để có Mai nở vào đúng dịp Tết người chăm sóc cần phải có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để nghiên cứu và giúp Mai nở đúng dịp, lúc Mai nở xong chừng vài tháng, người chăm sóc bắt đầu phải bón thúc cho Mai, thứ phân bón hợp với Mai là khô dầu và phân bò khô, trước Tết độ ba bốn tháng phải bón thêm một lần như thế nữa để hoa nở to và thắm hơn. Vào những ngày rằm tháng chạp (trước Tết nửa tháng), người chơi Mai đều trảy hết tất cả lá trên thân cây Mai và bấm hết đọt để giúp Mai rực rỡ hơn khi nở rộ, với những vùng có thời tiết lạnh thì phải trảy lá trước một tháng để cây nở hoa đúng dịp. Mai không nở một lúc mà từ từ, ngày đầu thì chỉ một vài nụ, ngày sau tăng gấp đôi, rộ nhất là ngày thứ ba, tư, năm sau đó it dần nhưng cũng kéo dài mỗi đợt phải đến nửa tháng. Đối với những cây Mai khỏe thì người chơi Mai cho cây nở đến hai đợt, sau đợt hoa đầu tiên cây nghỉ lấy sức và khoảng mười hôm sau đó Mai bắt đầu tiếp tục đợt thứ hai, đợt này không nhiều nụ và không thắm như đợt hoa đầu tiên nhưng cũng đủ cho lòng người say đắm. Sắc Mai đương nhiên là màu vàng rồi, người chuộng Mai cũng vì thứ màu thanh cao, quý phái ấy. Thế nhưng chỉ một màu vàng ấy thôi cũng có rất nhiều loại khác nhau: vàng tươi, vàng nhạt, vàng gạch, vàng thắm, vàng ong… Hương của Mai rất dịu và thanh, chỉ có những người tinh tế mới tận hưởng hết hương hoa thanh khiết ấy. Vì thế mà Cao Bá Quát, một thi sĩ thời Nguyễn đã dọc ngang tung hoành dám đứng lên chống lại triều đình phong kiến, thế nhưng lại cúi đầu trước cây Mai (nhất sinh để thủ bái mai hoa).

    Những ngày Tết người ta thường chưng Mai trong nhà để lấy hên cho cả năm. Chỗ để Mai bao giờ cũng là nơi khang trang nhất của phòng khách, để mọi người có thể chiêm ngưỡng Mai một cách đẹp nhất. Những người nghiền chơi Mai thì dù có đắt đến đâu, ngày Tết bằng mọi giá phải có được cây Mai trong nhà mới thành Tết. Một số người còn cho rằng dựa vào cây Mai nở hoa trong ngày Tết, có thể dự đoán được sự may mắn của gia chủ trong năm đó.

    Hoa Mai thường là năm cánh, thế nhưng bằng phương pháp kĩ thuật hiện đại ngươi ta có thể cho hoa nở từ năm đến mười bảy, mười tám cánh. Ngoài hai màu vàng và đỏ người ta còn có thể lai ghép thành màu trắng, cùng một cây Mai nhưng có đủ ba màu. Nhưng người chơi Mai truyền thống vẫn đều thích màu vàng.

    Ngày Tết cả nhà quây quần, đoàn tụ cùng nhau ăn mứt, bánh bên gốc cây Mai nở rổ thì có gì đẹp hơn, đầm ấm và hạnh phúc hơn.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 07/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh hơn, thích hợp cho hoa Đào khoe sắc. Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.

     

    Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:

    Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẽ ở bên Tàu)

    Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ

    Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.

    Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.

    Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.

    Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.Khi chọn mua một cành mai về trưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:

    – Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

    Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khí lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.

    Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

    Nói chung do sự nhân cách hóa mà  đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.

    Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai này cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết.Các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai này giá đáng bạc vạn.

    Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.

    Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại lục tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chính thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng”. Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng.

    Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày dân tộc, nhắc đến bánh dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành.

      bởi Huất Lộc 28/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF