OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thuyết minh về đôi dép cao su

Thuyết minh về đôi dép lốp cao su :

  bởi Nguyễn Vũ Khúc 20/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Nam mới có.Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lăng.
    Dép lốp, hay còn gọi là dép cao su, sau này còn có tên là dép đúc ở thời bao cấp - được là ra từ lốp ( vỏ) ô tô cũ. Người ta dúng con dao bản to (như dao thái phở) để lọc, lạng mỏng lớp cao su của lốp ô tô rồi xén theo hình bàn chân. Đôi dép lốp có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, 2 quai sau song song vắt ngang cổ chân.Bề ngang mỗi quai khoảng 1.5cm. Quai đươc luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp xe ô tô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những mảnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.
    Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi sẽ ko bị mỏi. Người đi đường xa mang sẳn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm để phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại.
    Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gắp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn cắn răng chịu đựng, ko dám dừng lại để bắt nó vì sợ lạc đội ngũ.
    Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn và tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuông nhặt, vứt sang lề đường. chẳng mất thời gian.
    Đôi dép cao su là biểu tượg giản dị, thủy chung trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Dép cao su đã trở thành biểu tượng của sự giản dị, một đặc trưng của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam ( một trongnhững vật bất li thân). Nó được đặt bên di hài Hồ Chủ Tịch trong Lăng HCM ở Hà Nội. Nó xuất hiện trong các bài thơ, bài hát cách mạng ...

    Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí MInh. Đôi dép cao su, ĐÔI DÉP BÁC HỒ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng:" Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu bác về. phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi. dép này Bác trải đường dài, đã cùng bác vượt chông gai, xây non nc nhà. đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép cha già dẫn lối con đi..." Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta cùng trân trọng thành quả và ving quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước

    Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng dài cuộc sống vất vả mà tươi đẹp bởi đầy tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sống để làm việc. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường. Những kỷ niệm hãi hùng của chiến tranh...với đôi dép lốp ở chiến trường.
    Giờ đây chiến tranh đã qua đi, chúng tôi và con cháu chúng tôi không còn phải đi những đôi dép lốp. Mong sao những ngày tháng gian khổ qua đi vĩnh viễn và chiến tranh không bao giờ trở lại trên đất nước này, để những đôi dép lốp chỉ còn là những kỷ niệm về quá khứ, cho ta thêm yêu quý cuộc sống hôm nay.

      bởi nguyễn thùy linh 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
    • Mở bài:

    Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng vất vả mà tươi đẹp bởi tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sông, để làm việc. Chúng tôi dã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường, những kỉ niệm hãi hùng của chiến tranh… với đôi dép lốp.

    • Thân bài:

    Nguồn gốc ra đời đôi dép lốp:

    Dép lốp hay còn gọi là dép cao su, dép bộ đội. Sau này còn có tên là dép đúc ở thời bao cấp, được làm ra từ lốp (vỏ) ô tô cũ. Đôi dép lốp là sự sáng tạo độc đáo của bộ đội Việt Nam. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước, bộ đội ta phải chiến đấu trong điều kiện hết sức thiếu thốn. Không những vũ khí thô sơ mà quân trang, quân dụng hầu như không có. Phát huy tinh thần sáng tạo, tự trang bị, các chiến sĩ không ngừng nỗ lực tìm kiếm các vật dụng thây thế nhằm đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.

    Năm 1947, Đại tá Hà Văn Lâu nhận thấy lốp xe cao su có tính ăng bền chắc, ít hao mòn, là vật liệu tốt để làm dép. Dựa trên ý tưởng của những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép và tận dụng những lốp xe cũ hiện có, ông cùng một vài đồng chí đã cắt thành những đôi dép lốp kiểu sandal tiện lợi, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, bảo vệ bàn chân trong hầu hết trường hợp giẫm lên cả mẻ chai, thép gai, lửa đỏ. Không những thế, dép vừa rẻ vừa hợp với cách chiến dấu của quân đội du kích gọn nhẹ là chính. Từ đó, đôi dép lốp nhanh chống được trang bị cho bộ đội ta và cùng các chiến sĩ ra tới chiến trường, làm nên những chiến công hiển hách.

    Đặc điểm cấu tạo đôi dép lốp:

    Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp (vỏ) xe ôtô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.

    Để tạo ra dép lốp, người ta dùng con dao bản to (như dao thái phở) để lọc, lạng mỏng lớp cao su của lốp ô tô, rồi xén theo hình bàn chân. Đôi dép lốp có hình dáng giông các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuổng đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp xe ô tô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những mảnh hình thoi để đi cho đỡ trơn. Đã đi dép lốp thì trong túi thê nào cũng găm sẵn cái rút dép – làm bằng một miếng sắt dẹt hình chữ I dài gập đôi lại.

    Dép lốp đã được trang bị cho quân đội trong một thời gian dài. Về sau này, khoảng đầu những năm 1970, bộ đội mới được trang bị dép đúc”. Nó có cấu trúc giông dép lốp, nhưng đế bằng cao su đúc nên mềm, nhẹ và nhẵn hơn, quai chắc chắn hơn, người sử dụng thấy dễ chịu hơn. Loại dép này trong Nam gọi là “dép râu”.

    Sử dụng và bảo quản dép lốp:

    Sửa dụng dép lốp có nhiều tiện lợi hơn giầy trong điều kiện chiến đấu trong môi trường khí hậu nhiệt đới nước ta. Dép lốp bền, chắc, không thấm nước, mau khô nếu gặp nước nên giữa đôi chân lúc nào cũng khô ráo, không bị nấm mốc, ghẻ lở gây khó chịu. Việc bảo quản, vệ sinh và sữa chữa dép lốp cũng hết sức dễ dàng. Thao tác tháo ra và mang vào cũng nhanh chống hơn hẳn. Trong môi trường trơn trượt, bùn nhão, dép lốp có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, chỉ cần tháo dép xách tay là xong.

    Khi không sử dụng nữa, cần vẹ sinh dép sạch sẽ, để nơi thoáng mát. Tránh để dép gần lửa nóng, nơi ẩm thấp dễ làm hỏng dép. Cũng cần đề phòng chó cắn quai làm hỏng dép. Khi dép hỏng, cần xử lí đúng cách, không đốt dép làm ô nhiễm môi trường.

    Ý nghĩa đôi dép lốp:

    Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi sẽ không bị mỏi. Người đi đường xa mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm để phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc.

    Đôi dép cao su là biểu tượng của sự giản dị, thủy chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Dép cao su đã trở thành biểu tượng của sự giản dị, một đặc trưng của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

    Sự tiện lợi của đôi dép lốp dẫn đến việc nó trở nên phổ biến tại Việt Nam trong cả hai cuộc chiến tranh, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của những người Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần sử dụng dép lốp trong sinh hoạt thông thường, thậm chí trong cả một số trường hợp ngoại giao. Hình ảnh Hồ Chủ tịch với dôi dép lốp, bộ Kaki bình dị trong những chuyến công du đã trở thành biểu tượng của đức tính giản dị, được nhân dân thế giới kính trọng và ngưỡng mộ.

    • Kết bài:

    Đôi dép lôp ghi dấu một thời hào hùng của dân tộc. Dép lốp với cây gậy Trường Sơn là hai biểu tượng tiêu biểu cho những năm chiến đấu oai hùng. Mặc dù dép lốp ngày nay không còn phổ biến tại Việt Nam như một biểu tượng của gian khổ, nhưng dép lốp vẫn còn được bán rất nhiều như một vật lưu niệm của khách du lịch hoặc những nhà sưu tập[8], thậm chí đôi khi được xem như một xu hướng thời trang của giới trẻ.

      bởi Vũ Minh Khang 14/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam, những người chiến sĩ Cách mạng đã phải trải qua các cuộc chiến ác liệt, một mất một còn vô cùng khốc liệt. Cuộc chiến đấu gian nan là thế nhưng cuộc sống sinh hoạt lại vô cùng thiếu thốn, hành trang mang theo bên người chỉ có chiếc võng, cái bát ăn cơm, balo con cóc, chiếc mũ tai bèo,... Và một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính đó là đôi dép lốp.

    Trước hết về nguồn gốc của đôi dép lốp ấy. Trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế nước ta còn nghèo nàn, cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhân dân ta đã sáng tạo ra đôi dép lốp từ những lốp xe ô tô cũ thải ra rất nhiều mà không thể sử dụng vào việc gì khác.  Đôi dép lốp ra đời từ đấy. Loại dép này trong Nam gọi là "dép rầu".

    Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường. Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm. Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su. Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.

    Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ. Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch. Dép lốp sử dụng nhiều trong chiến tranh nên nó đã trở thành một biểu tượng của những người chiến sĩ Cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sử dụng loại dép này. Vì vậy mà dép lốp còn là một biểu tượng về sự giản dị của Bác. Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu của dân tộc ta. Mặc dù nó không hiện đại và đắt tiền nhưng giá trị của nó đến hôm nay, phải được coi là một điều có ý nghĩa và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Không những thế, đôi dép lốp đã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều giới nhà văn, nghệ sĩ cả trong nước và ngoài nước. 

    Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.

      bởi Huất Lộc 28/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF