OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thuyết minh về 1 trò chơi dân gian rồng rắn lên mây

thuyết minh về 1 trò chơi dân gian : rồng rắn lên mây

  bởi Nguyễn Trọng Nhân 02/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Rồng rắn lên mây là một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến dành cho độ tuổi thiếu nhi trong các làng quê Việt Nam ngày trước. Đây là một trò chơi gắn với bài đồng dao, yêu cầu người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, đoàn kết, ý thức kỷ luật và khả năng ứng đối nhanh nhạy, nhất là đối với người dẫn đầu đoàn rồng rắn.
    Ngày trước, vào những đêm trăng thanh, các em thiếu nhi quê tôi thường rủ nhau tập trung tại sân đình làng để tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây. Phương thức tổ chức và cách chơi rất đơn giản, không cầu kỳ và cũng không quy định số lượng người tham gia. Trò chơi được tiến hành sau khi tập hợp số người tham gia và chọn ra một bạn làm Thầy thuốc có nghĩa vụ ngồi một chỗ trên sân chơi. Những bạn còn lại sắp một hàng dọc chọn lấy một bạn nhanh nhẹn, ứng đối trôi chảy làm đầu, lần lượt sắp xếp người đứng sau nắm vạt áo người đứng trước. Cuộc chơi bắt đầu bằng cách đoàn người rồng rắn lượn qua lượn lại rất đều trước mặt người đóng vai Thầy thuốc. Đoàn rồng rắn vừa đi vừa đồng thanh bài đồng dao:
    Rồng rắn lên mây/Có cây núc nác/Có nhà điểm binh/ Hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà hay không?
    Thầy thuốc trả lời: Thầy thuốc đi vắng ( hay thầy thuốc đi đâu đó tuỳ ý mà đặt ra sao cho sinh động) Mỗi lần như thế , đoàn rồng rắn lại tiếp tục đi và cùng nhau thể hiện bài đồng dao cho đến khi người thầy thuốc trả lời : Thầy thuốc có nhà cả đoàn mới dừng lại để đối chất với thầy thuốc ( quá trình này có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần nhằm tăng thêm tính vui nhộn của trò chơi)
    Vào đối thoại sau khi rồng rắn được thầy thuốc mở cửa trả lời : thầy thuốc có nhà, đại để là những câu hỏi :
    Thầy thuốc: Rồng rắn đi đâu thế?
    Người làm đầu đoàn rồng rắn trả lời:
    Rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh ( cho con, hay cho người thân tuỳ theo ngẫu hứng mà đặt)Ví như với câu trả lời : đi lấy thuốc chữa bệnh cho con, thầy thuốc hỏi tiếp: Con lên mấy?
    Rồng rắn: Con lên một
    Thầy thuốc: Thuốc chẳng tốt
    Rồng rắn: Con lên hai
    Thày thuốc: Thuốc không hay
    Rồng rắn: Con lên ba
    Thầy thuốc: Thuốc không hay

      bởi Nguyễn Thanh Liêm 02/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dàn ý chi tiết bài văn Thuyết minh về trò chơi dân gian Rồng Rắn Lên Mây

    Mở bài

    • Có một trò chơi dân gian rất được trẻ thơ yêu thích đó chính là trò chơi Rồng rắn lên mây.
    • Đây là trò chơi vui, bổ ích mà lại không cần những dụng cụ để chơi.
    • Ta cùng tìm hiểu trò chơi này.

    Thân bài

    Xuất xứ

    • Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi Rồng rắn lên mây có từ bao giờ.
    • Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.
    • Đây là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi.

    Cách chơi

    • Sô” người tham gia trò chơi: 5 người trở lên.
    • oẳn tù tì hoặc bốc thăm để chọn người làm thầy thuốíc.
    • Những người còn lại làm rồng rắn. Những người này xếp thành một hàng. Người sau túm lấy áo người trước.

     

    • Người đứng đầu gọi là đầu đàn (còn gọi là khúc dầu). Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa.
    • Người sắm vai thầy thuốc có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng (khúc đuôi) của đội rồng rắn. Người này đứng đối diện với đội rồng rắn.
    • Người đi đầu phải giang rộng hai tay để ngăn thầy thuốc, không cho thầy bắt được khúc đuôi.
    • Những người làm khúc giữa phải túm chặt áo và chạy nhanh chân để che khúc đuôi.
    • Người làm khúc đuôi phải chạy thật nhanh để tránh thầy thuôc bắt được.
    • Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn hát bài đồng dao sau:

    “Rồng rắn lên mây

    Có cây núc nác

    Ông thầy có nhà không?”

    • Đội rồng rắn lượn quanh sân mấy vòng. Sau đó đội dừng lại trước người làm thầy thuốc. Cả dội dồng thanh:

    “Thầy thuốc có nhà không?”

    • Người làm thầy thuốc trả lời:

    “Thầy thuốc có nhà Hỏi thầy thuốc làm gì?”

    • Đội rồng rắn đồng thanh:

    “Hỏi để mua thuốc cho cháu.”

    • Thầy thuốc: Cháu lên mấy?
    • Thầy thuốc: Cháu lên mấy?
    • Thầy thuốc: Cháu lên mấy?
    • Thầy thuốc: Cháu lên mấy?
    • Thầy thuốc: Cháu lên mấy?
    • Thầy thuốc: Cháu lên mấy?
    • Thầy thuốc: Xin khúc đầu
    • Thầy thuốc: Xin khúc giữa
    • Thầy thuốc: Xin khúc đuôi
    • Thầy thuổc ra sức chạy đuổi bắt khúc đuôi (người đứng sau cùng).
    • Người đứng đầu ra sức ngăn chặn thầy thuốc.
    • Khúc giữa lượn qua lượn lại theo khúc đầu như con rắn lượn.
    • Nếu đoàn người té ngã và đứt ra từng khúc, thầy thuốc bắt được khúc đuôi là hết một ván.
    • Người bị bắt sẽ làm thầy thuốc ở ván sau. c) Luật chơi
    • Khi chơi, cần chú ý thầy thuốc để thầy không bắt được khúc đuôi.
    • Người đứng đầu phải giang hai tay để chắn thầy thuốc.
    • Đội rồng rắn không được bỏ tay khi chơi.
    • Người bị bắt phải làm thầy thuốc ở ván sau.

    Kết bài

    • Trò chơi Rồng rắn lên mây rất vui nhộn và sôi nổi.
    • Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
    • Rèn luyện sức khỏe.
    • -Tạo sự hòa đồng, đoàn kết.
      bởi Huất Lộc 28/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF