OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tại sao nói viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo...

Bạn nào giúp mk với ạ . Dàn bài thôi cũng đc ạ . Mk đang cần gấp...yeu

Đề bài : Tại sao nói viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn và xô bồ ( Trích : Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân )

  bởi Đặng Ngọc Trâm 06/09/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • dàn ý nha

    1. Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.

    - Tác giả Nguyễn Tuân: Nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, luôn gắn bó với cái đẹp, thiên lương.

    - Chữ người tử tù: là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục.

    2. "… một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ" (Phân tích hoàn cảnh sống của viên quản ngục):

    - Làm quan chức trong ngục.

    - Nơi quản ngục sống: đề lao nơi "người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc".

    - Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói "tiểu nhân thị oai".

    - Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy.

    3. "…một thanh âm trong trẻo": viên quản nguc (phân tích tính cách, tâm hồn viên quản ngục)

    - Ông là người biết yêu quý cái đẹp, yêu quý chữ viết đẹp của Huấn Cao mà ông xem là báu vật; Ông có sở nguyện cao quý: được treo trong nhà một bức châm có chữ của Huấn Cao.

    - Đó là tình cảm cao thượng bền bỉ, có ngay từ khi ông "đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", cho đến bây giờ đã là một người"tóc hoa râm, râu ngả màu".

    - Do yêu quý cái đẹp, ông yêu quý, kính trọng người tạo ra cái đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông:

    + Ông "biệt nhỡn liên tài" đối với Huấn Cao.

    + Ông đã "biệt đãi" Huấn Cao - một người tử tù. Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình.

    + Ông nhún nhường trước người tử tù: bị xua đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnh y".

    + Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao.

    + Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã "khúm núm" nhận chữ.

    + Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh "hỗn loạn xô bo", ông đã chân thành rơi lệ và "bái lĩnh".

    Đó là hình tượng tiêu biểu cho người có lòng yêu quý cái đẹp, cho tấm lòng "trọng nghĩa liên tài". Ông là "một đóa sen thơm ngát trong chốn bùn lầy".

    Ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như "một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", Nguyễn Tuân đã thể hiện sự ngợi ca đối với viên quản ngục, đối với những người biết yêu quý cái đẹp, thiên lương. Cùng với hình tượng Huấn Cao, hình tượng viên quản ngục đã góp phần việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và thái độ đối với cái đẹp, sức mạnh của cái đẹp, đồng thời cũng kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

      bởi Diệu Thúy 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF