OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết suy nghĩ của em về Bà Triệu Thị Trinh

viết suy nghĩ của em về Bà Triệu Thị Trinh

  bởi Bánh Mì 06/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Từ tấm bé, tôi đã được nghe về Bà Triệu (Triệu Thị Trinh, sinh 225-mất 248), người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Khi học môn lịch sử, tôi cảm thấy rất tâm phục khẩu phục bà qua câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi đâu chịu khom lưng làm tì thiếp" Câu nói đó của bà mang lại một ý nghĩa rất lớn lao trong lòng mỗi dân tộc Việt Nam:

    Bà Triệu là người giỏi võ nghệ, có chí lớn. năm 19 tuổi, đáp lời hỏi bà về việc chồng con, bà nói : : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưỡi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta”. Bà cùng anh trai chiêu tập nghĩa binh, quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước, cứu dân.
    Có thể nói, Bà Triệu là tấm gương sáng chói về cuộc cách mạng nhân quyền sớm trên thế giới, vì vào thời điểm mà Bà khởi nghĩa, chế độ nô lệ còn đang bành trướng mạnh mẽ khắp nơi và thân phận của người phụ nữ vẫn bị coi là rẻ mạt. trong hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại bang thống trị, với những lễ nghi tôn giáo khắt khe, người đàn ông thường được suy tôn là “đại trưởng phu”, là “anh hùng nam tử” và được quyền “năm thê, bảy thiếp”; còn người phụ nữ chỉ là “thân phận nữ nhi”, “liễu yếu đào tơ”, cùng với những chính sách tàn bạo của nhà Hán nhằm khống chế một bộ phận phản kháng ách áp bức bóc lột, gieo rắc trong lòng xã hội tính “trọng nam, khinh nữ”.
    Tuy nhiên, bà Triệu đã dám khẳng khái tuyên bố rằng “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình biển Đông”, để phản kháng lại chế độ và để khẳng định vai trò vị trí của người phụ nữ trong xã hội. thử hỏi đáng nam nhi lức bấy giờ, trong cùng một hoàn cảnh đã mấy ai sánh bằng. Để phản đối và chống lại chế độ “trai năm thê, bảy thiếp”, phận làm tì thiếp, một hình thức nô lệ” Bà Triệu đã dứt khoát “há chịu cúi đầu làm tỳ thiếp người ta”. từ đó bà đã dấn thân vào cuộc nổi dậy thực sự. bà đã chiêu binh, phất cờ làm cách mạng đòi sự bình đảng, bình quyền nam nữ. trong đó người phụ nữ không còn phải “cúi đầu làm tỳ thiếp người ta”, và mục tiêu của Bà là “đánh đuổi quân xâm lược Ngô” để nhân dân được hưởng độc lập, thoát khỏi kiếp sống nô lệ.

    Từ đó, tôi thấy bà là một người phụ nữ rất oai phong lẫm liệt, có khí phách. Ý chí quyết tâm giành độc lập cho dân tộc.

      bởi Nguyễn Văn Nam 06/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF