OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Quân Hán đã làm gì để đồng hóa nhân dân ta?

Quân Hán đã làm gì để đồng hóa nhân dân ta?

  bởi Nguyễn Phương Ngọc 24/04/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (6)

  • Đưa ngời Hán sang ở lẫn. Mở trường học dạy chữ Hán và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo,... và đưa những luật lệ, phong tục tập quán vào nước ta

     

      bởi Trần Trúc Minh Thùy 25/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • *Quân Hán đã sử dụng chính sách đồng hóa nhân dân ta:

    -Đưa người Hán sang ở với người Việt.

    -Bắt nhân dân ta phải học tiếng Hán và phong tục của chúng.

      bởi Nguyễn Phương Dung 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bắt dân ta học tiếng Hán và bắt dân ta phải theo phong tục Hán

      bởi Nguyễn Thuỷ Trúc 01/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc và cuộc đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân Âu Lạc (179 TCN – 938)

    Chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc

    và cuộc đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân Âu Lạc

    (179 TCN – 938)

                1. Chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc          

                Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, một trong những chính sách có tính chất xuyên suốt, liên tục của chính quyền đô hộ chính sách đồng hóa. Mục tiêu cuối cùng của phong kiến Trung Hoa là nhằm thiết lập trên đất nước ta một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị, một phương thức canh tác và một phong tục tập quán giống như Trung Hoa. Để thực hiện điều đó, chúng ta thi hành các biện pháp:

    v     Về chính trị - xã hội:

    Bọn đô hộ đã tiến hành các đợt di cư ồ ạt từ phương Bắc xuống, cho người Hán sống lẫn với người Việt để đồng hoá người Việt.Chúng hi vọng điều đó sẽ làm thay đổi được cơ cấu dân cư, theo hướng tăng tỉ lệ người nhập cư, tạo cơ sở xã hội mới cho chính quyền giai cấp thống trị. Tình trạng này được đẩy mạnh từ cuối thời Tây Hán và tăng cường vào đầu Đông Hán. Sử chép, nhiều lần nhà Tần, Hán áp dụng chính sách di dân khẩn thực, đẩy những người có tội xuống chiếm giữ phương Nam và cho ở lẫn với người Việt. Thành phần dân di cư dù tự nguyện hay bị cưỡng bức thì cũng đều có điểm chung: họ là người Trung Quốc, thấm sâu những phong tục tập quán và lễ nghi của Trung Quốc. Khi đến Âu Lạc, qua một thời gian sống cùng nhân dân Âu Lạc, bộ phận này đã truyền bá văn hóa, phong tục, tập quán vào nước ta một cách tự nhiên để biến người Việt người Hán, làm cho tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta bị tiêu diệt. Các dòng họ Sỹ (Sỹ Nhiếp), họ Vy (gốc Hàn Tín), họ Thẩm (gốc nhà Chu), họ Lại, họ Đào, họ Lê...hầu hết mới chỉ xuất hiện từ thời Bắc thuộc.

                Cùng với chính sách di dân, phong kiến phương Bắc còn lợi dụng đội ngũ quí tộc người Việt để thực hiện mưu đồ đồng hoá của chúng. Về mặt chính trị, không phải tất cả các quí tộc Việt đều chịu hợp tác với quân đô hộ, nhưng về mặt văn hóa thì đây là lực lượng tiếp cận ảnh hưởng văn hóa ngoại lai và lan tỏa nó một cách rất nhanh chóng.

                Trong nhiều trường hợp, một viên quan đô hộ còn sử dụng quyền lực của mình để cưỡng bức một bộ phận nhân dân phải nghe theo. Chẳng hạn, các thái thú Tích Quang và Nhâm Diên đã bắt người Việt phải theo lễ nghĩa Trung Quốc (từ cách ăn mặc, lấy vợ, lấy chồng, chế tạo mũ, giầy...). Sách Hậu Hán thư có ghi lại: “Xưa thời Bình đế, Tích Quang người Hán Trung làm Thái thú Giao Chỉ, dạy dỗ dân Di (người Việt), dần dần hóa theo lễ nghĩa, danh tiếng ngang với Nhâm Diên”.

                Với mục đích rõ rệt như vậy, những lễ nghi ma chay, cưới xin, giao tiếp xã hội và một số quy tắc sinh hoạt cộng đồng có nguồn gốc từ Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta.

                Thông qua các biện pháp tổ chức cai trị, bọn đô hộ cũng đã áp đặt được mô hình tổ chức chính trị, sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán và phương thức sản xuất của người Hán lên xã hội người Việt để nhằm làm mất ý thức dân tộc người Việt, mất tinh thần đấu tranh giành độc lập của người Việt.

    v     Về văn hoá - tư tưởng:

                Bọn đô hộ đã thực hiện triệt để chính sách đồng hóa của mình, với các biện pháp.

                Một là, truyền bá đạo Nho vào nước ta nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thống trị của phong kiến phương Bắc.

                Nho giáo hay Khổng giáo là hệ thống tư tưởng triết lí, đạo đức, thể chế cai trị vốn xuất hiện ở Trung Quốc từ rất sớm. Ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã bất đầu xâm nhập vào xã hội Việt để làm công cụ nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về tư tưởng và tinh thần, để bao biện cho chủ nghĩa đại Hán ''thiên tử thiên hạ'' và thuyết chính danh định mệnh của nó.

                Hai là, giai cấp thống trị đã mở trường để dạy học, truyền bá đạo Nho trong xã hội Việt Nam và đào tạo đội ngũ quan lại người Việt phục tùng nhà Hán, làm công cụ tay sai cho thiên triều.

                Ngay từ đầu công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên càng tích cực “dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa” cho dân Giao Chỉ, Cửu Chân. Về sau, nhiều nho sĩ người Hán có tài năng được chính quyền phương Bắc cử sang Giao Chỉ để truyền bá Nho giáo và dần dần được cất nhắc lên những chức vụ cao. Dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ, Nho học càng thêm thịnh hành và trở thành công cụ chính trị, tư tưởng hàng đầu của chính quyền Giao Chỉ. Nhiều sĩ phu Trung Quốc đã sang Việt Nam, mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên truyền bá tư tưởng và đạo đức Hán Nho vào xã hội Âu Lạc.

                Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc Nho giáo cũng như toàn bộ hệ tư tưởng và văn học Trung Quốc nói chung chỉ được phát triển và ảnh hưởng ở một số vùng trung tâm (châu trị, quận trị), và chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp trên của xã hội mà thôi, do đó, ảnh hưởng của nó trong việc Hán hóa dân tộc Việt rất hạn chế.

                Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt. Qua chữ Hán, chúng truyền bá phong tục, tập quán, những tư tưởng lễ giáo của giai cấp phong kiến Trung Hoa.

                Chính sách đồng hóa của phương Bắc còn để lại dấu ấn khá sâu đậm trong những lĩnh vực khác như: cách ăn, mặc, ở, đi lại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội, tiếng nói...

                2. Cuộc đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân Âu Lạc

                Song song với chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc, cuộc đấu tranh chống đồng hoá của nhân dân Âu lạc cũng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá.

                Để chống đồng hóa, chống Hán hoá, duy trì và bảo lưu truyền thống văn hoá, người Việt: một mặt, vừa củng cố những điểm trội của văn hoá truyền thống để tạo khả năng chống lại có hiệu quả một cách quyết liệt hành vi xâm lược và đồng hoá; mặt khác, hoàn thiện và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có tiếp thu những tiến bộ của văn hoá Hán, làm phong phú thêm cho nền văn hoá truyền thống, để thích nghi hơn với hoàn cảnh mới.

                Trên cái nền của văn hoá bản địa vững chắc, cùng với các yếu tố văn hoá Đông Nam Á, Ấn Độ trong văn hóa Việt đã góp phần trung hoà những ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa thời Bắc thuộc, khiến cho văn hoá Việt vẫn mang bản sắc độc đáo, đặc thù.

                Chẳng hạn, về văn hoá vật chất, từ chỗ tiếp thu kĩ thuật làm giấy của người Trung Hoa, nhân dân ta đã biết tìm tòi, khai thác nguồn nguyên liệu địa phương (gỗ trầm, rêu biển...) để chế tác những loại giấy tốt, thậm chí chất lượng còn tốt hơn cả những giấy được sản xuất từ Trung Quốc. Hoặc, trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc, chúng ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sanh hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo), ống nhổ, bình con tiện có đầu voi, bình gốm có nạm đá...

                Tuy nhiên, thành tựu tiêu biểu nhất trong cuộc đấu tranh chống đồng hoá chính là được thể hiện trên lĩnh vực văn hóa tinh thần. Trong quá trình này, văn hoá của người Việt đã không ngừng hấp thụ và hội nhập những yếu tố văn hoá ngoại sinh trên nền tảng của văn hoá truyền thống.

                Trước hết, đó là cuộc đấu tranh nhằm bảo tồn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc.

                Khi phong kiến Trung Quốc vào nước ta, tiếng Hán và chữ Hán đã được tích cực truyền bá nhằm phục vụ công cuộc đồng hoá của chúng. Tuy nhiên, kết cục sau hơn nghìn năm, chúng vẫn không thể tiêu diệt được tiếng nói của dân tộc Việt - tiếng Việt, bởi lẽ chỉ có một bộ phận thuộc tầng lớp trên học nó, còn nhân dân lao động trong hàng ngũ làng xã Việt cổ vẫn duy trì tiếng nói của tổ tiên mình.

                Trải nhiều thế kỉ, tiếng Việt đã phát triển và ngày càng xa với trạng thái ban đầu của nó. Nó hấp thụ thêm nhiều yếu tố của ngôn ngữ Hán. Nhưng, nhân dân ta đã hấp thụ ảnh hưởng của chữ Hán một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt hoá những từ Hán để trở thành chữ Hán - Việt.

                Trong quá trình cai trị, phong kiến Trung Hoa đã cố sức đưa vào xã hội Việt cổ nhiều thứ lễ giáo Trung Hoa (chủ yếu là của đạo Nho). Điều này đã đưa đến những ảnh hưởng nhất định đến phong tục tập quán của người Việt. Nhưng vào nước ta và ở nước ta, Nho giáo có sự"khúc xạ''. Thí dụ, Nho giáo dạy cho ta tính tôn ti, trật tự trong gia đình và xã hội với ảnh hưởng sâu sắc của “tam cương”“ngũ thường” (quốc có quốc pháp, gia có gia quy), lối sống nền nếp, quy củ nhưng cái tôn ti trật tự ấy lại hòa với những quan hệ ứng xử theo lối sống và tập quán của người Việt. Chẳng hạn, trong quan hệ cha con thì có câu ''con hơn cha là nhà có phúc'',trong quan hệ vợ chồng thì “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” thậm chí “giàu vì bạn, sang vì vợ”… Điều đó cũng càng chứng tỏ: “Trước khi có ảnh hưởng của đạo Nho, nhân dân ta cũng đã xây dựng được các quy chế về các quan hệ xã hội nói trên (quan hệ cha con, chồng vợ với các phẩm chất đạo đức trung, hiếu, thủy chung…). Mà ở các quy chế này, tinh thần dân chủ, nhân đạo, bình đẳng và tự do còn cao hơn đạo lý Khổng – Mạnh ”.

                Nét đặc biệt trong phong hoá Việt Nam là lông tôn trọng phụ nữ. Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ, cố sức thắt chặt họ vào lễ nghĩa “tam tòng”, ''tứ đức'' nhưng vẫn không ngăn cản được truyền thống đánh giặc dũng cảm và lãnh đạo nhân dân đánh giặc của Hai Bà Trưng, Bà Triệu.

                Bên cạnh đó, các phong tục cổ truyền của người Việt vẫn được gìn giữ, như tục cạo tóc hay búi tóc, xăm mình, chôn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, tục nhuộm răng, ăn trầu cau...Và có một thực tế ngược lại là, trong quá trình Hán hoá, tầng lớp di dân Hán, kể cả quan lại, thương nhân… khi sống ở đất Việt, làm quen với nếp sống, phong tục tập quán, cách ăn, mặc, của dân Việt và dần dần bị Việt hoá trở lại.

                Tuy vậy, trong tiến trình lịch sử văn hoá, nhiều phong tục tập quán của người Việt đã có sự tiếp thu của người Hán và cải biến cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt và sản xuất. Tập quán giã gạo bằng chày tay của người Việt từ đầu công nguyên trở về sau, đã chuyển sang giã gạo bằng cối đạp (theo hệ thống đòn bẩy). Từ tập quán ở nhà sàn, người Việt càng dần chuyển sang ở nhà đất bằng... Tục và cách chôn người chết cũng đã thay đổi theo Hán...

                Sự du nhập nền văn học, nghệ thuật Trung Quốc đã có những tác dụng nhất định đối với sự phát triển nền văn học dân gian và đặc biệt là văn học bác học của dân tộc ở những thế kỉ tiếp sau đó. Nhưng ở đó, chúng ta vẫn tìm thấy những nét bản sắc mang đậm phong cách Việt. Thí dụ như, trong khi nền âm nhạc Trung Hoa chú trọng nhất ở chất hùng tráng thì người Việt lại chú trọng chất trữ tình. Các hình thức diễn xướng đậm đà bản sắc dân tộc, như chèo, hát bộ (tuồng), hát xoan, hát đối, hát giặm... khác hẳn với kinh kịch và cách diễn xướng của người phương Bắc. Hội hoạ Trung Quốc rất coi trọng tranh thuỷ mặc, có kết hợp giữa thủ pháp ước lệ và tả thực thì hội họa của người Việt thiên về biểu trưng, ước lệ...

                Tóm lại, đứng trên phương diện thể chế chính trị và cơ cấu xã hội, trong thời Bắc thuộc, người Việt mất nước nhưng không mất làng. Như một học giả phương Tây đã nhận xét nước Việt qua Bắc thuộc như một toà nhà chỉ thay đổi ''mặt tiền'' mà không bị thay đổi cấu trúc bên trong.

    *

    *          *

                Bắc thuộc và chống Bắc thuộc là hai mặt đối lập và đấu tranh quyết liệt chi phối toàn bộ nền văn hoá Việt Nam và diễn trình lịch sử việt Nam trong hơn 10 thế kỉ.

                Trong cuộc đấu tranh đó, nền văn hoá cổ truyền của dân tộc bị đặt trước một thử thách lớn lao. Nên văn hoá Hán được du nhập và truyền bá vào Việt Nam có mặt ôn hoà, qua một số di dân Trung Quốc, song mặt chủ yếu là mang tính cưỡng bức qua bàn tay của bọn đô hộ như một công cụ nô dịch và đồng hoá. Nền văn hóa Việt Nam không co lại để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập. Nó không chối tìm những đóng góp của những yếu tố bên ngoài mà còn tỏ ra có khả năng thu nạp và dung dưỡng mạnh những cái hay, cái đẹp của nền văn hoá ngoại nhập, kể cả đó là nền văn hóa của kẻ đi xâm lược và đô hộ mình. Nói như tác giả Trần Thanh Đạm trong bài ''Văn hóa Việt Nam - giao lưu và hội nhập quốc tế” là: “Văn hóa Việt Nam đã tự bảo tồn được bản sắc của mình, đồng thời thâu thái được tinh hoa của bên kia để phát triển và phát huy bản sắc đó, biến bản sắc thành ra bản lĩnh, có nghĩa là bản sắc này không những chỉ có đặc tính riêng biệt mà còn có sức sống quật cường”.

                Cuộc đấu tranh chống đồng hoá của nhân dân Âu Lạc thời Bắc thuộc đã chứng tỏ “nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc trong thời kỳ Bắc thuộc chỉ có bề dài của thời gian, chứ thiếu bề rộng trong không gian, và càng thiếu hẳn bề sâu trong lòng cấu trúc của xã hội nước ta. Nền đô hộ ấy rất bạo ngược và thâm độc, song vẫn có hời hợt và chỉ có tác động trên bề mặt của xã hội Việt Nam”.

     

      bởi Khưu Gia Bảo 15/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho người sang mở trường học dạy các chữ Hán . 

    Du nhập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo,...vào nước ta .

      bởi ❤Hoshikoyo Yuri❤ 21/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF