OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu những thành tựu văn hóa của người Chămpa?

Nêu những thành tựu văn hóa của người Chăm-Pa?

  bởi Mai Vàng 03/12/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (2)

  • chữ viết :thế kỷ 6 người chăm có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn ấn độ

    tôn giáo: theo đạo Ba la môn và đạo Phật

    Phong tục, tập quán:ở nhà sàn; ăn cau trầu;nhuộm răng;hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển

    nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo như: tháp Chăm, khu thánh địa Mĩ Sơn (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới), đền, tượng, các bức chạm nổi

    Nhận xét: Văn hó Cham-Pa đã đạt được nhiều thành tựu đặc sắc, giữa văn hóa của người Chăm và người Việt có nhiều nét tương đồng

      bởi Đặng Vân Anh 03/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • * Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

    - Nông nghiệp:

    + Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

    + Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

    + Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

    - Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

    - Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

    * Văn hóa:

    - Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

    - Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

    - Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

    - Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…



     

      bởi Đoạn Lý Đạt 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF