Câu trả lời (3)
-
Giữa thế kỷ VI, phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí dẫn tới thành lập nước Vạn Xuân. Lý Bí quê ở Long Hưng tỉnh Thái Bình.
Đây là mình kể tóm tắt.
Mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra và không đầy 3 tháng đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Mùa xuân năm 544 Lý Bí tuyên bố thành lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam đế (Vua nước Nam). Ít năm sau, cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý Nam Đế thất bại, ông bị bệnh mất tháng 4-548
bởi Trần Nam 03/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Dương) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục phục tài đức của ông nên đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người giỏi từ chương, từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ được cho chức "gác cổng thành" nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí. Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn có một võ tướng là Phạm Tu đã ngoài 60 tuổi. Thần phả còn ghi nhận thêm các tướng theo giúp Lý Bí là Trịnh Đô, Tam Cô, Lý Công Tuấn.[14]
Lý Bí liên kết với các châu lân cận cùng chống lại Tiêu Tư. Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Theo sách Lương thư của Trung Quốc, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu[15]. Quân của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.
Tuy Tiêu Tư đã bỏ chạy nhưng Lý Bí chỉ mới kiểm soát được vùng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay, các châu phía nam vẫn còn trong tay nhà Lương. Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, Thứ sử La châu là Ninh Cự, Thứ sử An châu là Úy Trí, Thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cùng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao Châu.[16]
Đánh lui cuộc phản công của nhà Lương[sửa | sửa mã nguồn]
Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu. Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Cuối năm 542, Lương Vũ Đế lại sai thứ sử Giao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sợ thế mạnh của Lý Bí nên không dám tiến quân, xin khất tới mùa thu năm sau. Thứ sử Quảng Châu là Hoán (theo Trần thưlà Tiêu Ánh) không cho, Tiêu Tư cũng thúc giục, nên Quýnh và Hùng buộc phải tiến quân.
Được tin quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đi đến Hợp Phố, bị quân Lý Bí đánh bại, mười phần chết đến sáu, bảy phần, quân tan rã.
Chiến thắng này giúp Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao Châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam cộng thêm quận Hợp Phố (khu vực huyện Hợp Phố thành phố Bắc Hải tỉnh Quảng Tây và bán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay).[17]
Đánh đuổi Lâm Ấp[sửa | sửa mã nguồn]
Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía nam, vua Lâm Ấp có ý nhòm ngó Giao Châu.
Biên giới giữa Giao Châu và Lâm Ấp lúc đó là dãy Hoành Sơn. Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp Rudravarman I mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và tiến đến quận Cửu Đức. Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào nam đánh Lâm Ấp.
Sử sách không mô tả rõ diễn biến trận đánh này, chỉ ghi sơ lược: Phạm Tu tiến quân vào Nam đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức khiến vua Lâm Ấp phải bỏ chạy.[18]
Có ý kiến cho rằng người đi đánh Lâm Ấp là Lý Phục Man chứ không phải Phạm Tu và đây là hai vị tướng khác nhau; lại có ý kiến cho rằng chính Phạm Tu là Lý Phục Man, vì có công đánh Lâm Ấp mà được ban họ Lý, đổi tên Phục Man (chinh phục người Man).[19]
Dựng nước Vạn Xuân[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 544, tháng giêng, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Ông đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, thành lập triều đình với hai ban văn, võ và lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
Hiện có một số mâu thuẫn về kinh đô của Lý Nam Đế. Một số nguồn cho rằng Lý Nam Đế đóng đô ở thành Long Biên.[20] Tuy nhiên ngày nay đa số công nhận kinh đô của Lý Nam Đế là một tòa thành được xây ở cửa sông Tô Lịch (thuộc Hà Nội ngày nay).[21]
Chạy về động Khuất Lão[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 545, tháng 5, nhà Lương cho Dương Phiêu (hay Dương Thiệu) làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên[22] làm tư mã, đem quân xâm lấn, lại sai Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây.[23]
Trần Bá Tiên đem quân đi trước. Khi quân của Bá Tiên đến Giao Châu, Lý Nam Đế đem ba vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, tướng Tinh Thiều, Phạm Tu tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh (Phong Châu cũ, ngày nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Quân Lương đuổi theo vây đánh.
Tháng Giêng năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Quân Lương đóng ở cửa sông Gia Ninh.
Sau một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng, tháng 8, ông đem hai vạn quân từ trong đất Lạo ra đóng ở hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), đóng nhiều thuyền đậu chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, cứ đóng lại ở cửa hồ không dám tiến vào. Đêm hôm ấy nước sông lên mạnh, dâng cao bảy thước, tràn đổ vào hồ. Trần Bá Tiên nhân đó đem quân theo dòng nước tiến trước vào. Quân Vạn Xuân không phòng bị, vì thế tan vỡ.
Lý Nam Đế phải lui giữ ở trong động Khuất Lão, ông ủy cho con Thái phó Triệu Túc là Tả tướng Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên
Nguồn: Wikipedia
bởi Đinh Nhật Minh 27/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng gì đến Viêt Nam
21/12/2022 | 0 Trả lời