OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Theo em nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm như thế nào khi để nước ta rơi vào tay Pháp.

Theo em nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm như thế nào khi để nước ta rơi vào tay Pháp
  bởi Ko Quan Tâm 15/04/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX.

     

    Trước đây, do nhận thức vấn đề chưa đầy đủ, đã từng có những đánh giá khá nặng nề về triều Nguyễn, như cho là “ phản động toàn diện”, là “ cõng rắn cắn gà nhà” , để rồi cam tâm bán nước cho giặc.

     

    Giờ đây, với cái nhìn mới, cùng với sự phân tích các sự kiện lịch sử một cách khoa học khách quan, đã có một số ý kiến tương đối nhất trí về cách đánh giá nhà Nguyễn trong lịch sử.

     

    Trước hết cần phải đặt triều Nguyễn cũng như sự xâm lược của tư bản phương Tây nói chung trong đó có tư bản Pháp vốn có nhiều quan hệ với Việt Nam từ sớm thông qua các hoạt động liên tục và ngấm ngầm trong nhân dân của đội giáo sĩ và thương nhân kiêm gián điệp – trong bối cảnh chung của lịch sử thế giới là cuộc chạy đua ráo riết giữa các nước tư bản chủ nghĩa săn tìm các thuộc địa. Khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, với các điều kiện đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú luôn luôn là đối tượng dòm ngó, săn lùng, là miếng mồi ngon cho bọn tư bản háu lợi. Việt Nam cùng các nước trong khu vực phải đối đầu với nguy cơ xâm lược và cuối cùng trước sức tấn công quyết liệt của bè lũ tư bản phương Tây có ưu thế tuyệt đối về vũ khí đều lần lượt bị chúng thôn tính, chỉ trừ Thái Lan.

    Đối với Việt Nam, ngoài nguyên nhân khách quan được nêu trên, còn có một nguyên nhân chủ quan mà các nước trong khu vực đều không có. Đó là việc Nguyễn Ánh trên con đường lưu vong trước sức tấn công của nghĩa quân Tây Sơn, đã phải bám víu vào tư bản Pháp háu lợi đang cùng tư bản các nước khác chạy đua tìm kiếm thuộc địa trong khu vực Viễn Đông.

     

    Bên cạnh đó việc Gia Long tranh thủsự viện trợ của Pháp cũng là một cơ hội tốt cho Pháp để ngày càng tăng cường chú ý đến Việt Nam, tìm cách xâm nhập ngày càng sâu sắc bằng hai con đường truyền giáo và buôn bán để đến khi có thời cơ thì hành động. Một nguyên nhân tuy rằng chủ quan, nhưng hoàn toàn ngoài ý muốn của Nguyễn Ánh khi tranh thủ sự giúp đỡ quân sự của giặc Pháp.

     

     Nguyên nhân chủ quan và khách quan là như vậy, nhưng các nguyên nhân đó hoàn toàn không quyết định việc nước ta bị tư bản Pháp thôn tính. Mà việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp vào giữa thế kỷ XIX lại do trách nhiệm chủ quan của triều đình nhà Nguyễn – nói triều đình nhà Nguyễn lúc này không phải chỉ có những ông vua mà là cả cái bộ máy quần thần quan liêu, bảo thủ nặng nề.

     

    Có ý kiến cho rằng việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là do trình độ dân trí của ta thấp kém so với thực dân Pháp, văn minh nông nghiệp Á Đông lạc hậu so với văn minh công nghiệp phương Tây. Khẳng định như vậy, không phản ánh đúng trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc bảo vệ đất nước, điều đó chẳng khác nào là định mệnh, bất khả kháng. Đánh giá như vậy, chẳng khác nào việc mất nước là tất yếu, yếu thua mạnh, người văn minh chiến thắng người lạc hậu.

     

    Để làm rõ trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc để mắt nước vào cuối thế kỉ XIX, phải thấy được việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu cuối cùng chuyển sang tất yếu. Điều này có nghĩa là, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

     

    Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn chỉ sau một thời kỳ ngắn lãnh đạo nhân dân để chiến đấu rõ ràng không ngoài mục đích giữ ngai vàng của dòng họđã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa để có thể đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước ngày càng phát triển do hàng loạt chính sách sai lầm của nhà cầm quyền, triệt để bóc lột nhân dân đến xương tủy để phục vụ cho cuộc sống xa hoa phung phí của bè lũ, kết hợp với thẳng tay đàn áp nhân dân các địa phương.

     

    Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, quá cảnh giác với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng, không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột nhân dân…

     

    Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

    Ngoài ra lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884). Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.

     

    Nhận định tình hình nước ta khi Pháp phát động chiến tranh xâm lược, có thể khẳng định chế độ phong kiến Việt nam đang ngày càng suy yếu, lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân đang bị triều Nguyễn hủy hoại, chỉ có thể cứu vãn nguy cơ mất nươc nếu nhà cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường năng lực vật chất và tinh thần trong nhân dân để có đủ khả năng bảo vệ đất nước. Muốn vậy, chỉ có thể thực hiện được bằng cách điều chỉnh các mối sung đột giữa địa chủ với nông dân, giữa giai cấp phong kiến ngoan cố với thành phần tư sản chớm nở, chấn chỉnh quân đội, thu phục và cố kết nhân tâm, một yêu cầu mà nhà Nguyễn với tất cả những tồn tại và hạn chế của nó hoàn toàn không có khả năng đáp ứng.

     

    Kết quả, thực dân Pháp đã vượt qua những khó khăn của chúng để cuối cùng thôn tính hoàn toàn Việt Nam. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX là hiển nhiên, không thể chối cải.

     

    Nước ta có thể tránh được cuộc xâm lăng của thực dân Pháp không? Có hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này:

     

    Quan điểm thứ nhất là chúng ta không thể tránh khỏi việc rơi vào vòng đô hộ của chủ nghĩa thực dân vì thực dân hóa là xu thế lúc bấy giờ, nhiều dân tộc ở Á, Phi đều không tránh nổi.

     

    Quan điểm thứ hai là Việt Nam có thể tránh được việc bị Pháp xâm lược, có thể chống xâm lược thắng lợi bởi dân ta có truyền thống đoàn kết, yêu nước chống ngoại xâm. Hơn nữa, Đại Nam là nước có tầm cỡ trung bình, tương đối phát triển trong khu vực còn nước Pháp ở xa và có không ít khó khăn…

     

    Thực tế việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX, chính một sử gia Pháp (Charles Gosselin) cho rằng: “Những vị Hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đỗ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có quyền được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đã mù quáng vì không có dự liệu, không chuẩn bị gì hết”.

     

    Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc ta ở Nam Bộ lúc bấy giờ…giá như triều đình lúc bấy giờ không ở trong tay bọn vua chúa nhà Nguyễn phản bội và đầu hàng, mà ở trong tay những người kế tục sự nghiệp của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn…thì phong trào kháng Pháp lúc bấy giờ ở Nam Bộ chắc còn mạnh mẽ hơn nhiều, nhất là đã được lãnh đạo thống nhất và kiên trì đấu tranh cho đến thắng lợi, đồng thời phong trào ấy chắc được sự ủng hộ kiên quyết của cả nước, như vậy đất Đồng Nai anh dũng từ đó đã trở nên bức thành đồng ngăn chặn bọn cướp nước phương Tây xâm phạm đất nước ta ở Nam Bộ, và do đó đã bảo vệ vẹn toàn độc lập và thống nhất của Tổ quốc”

     

    Cũng nói về sai lầm của triều Nguyễn, có ý kiến cho rằng “ sai lầm của Tự Đức và một số đình thần là không thể tha thứ”, “Lịch sử có thể “thông cảm” với An Dương Vương vì “nỏ thần vô ý trao tay giặc” khiến đất nước rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần làm cho “chính sự phiền hà” dẫn đến đại họa nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh suốt 20 năm. An Dương Vương và cha con Hồ Quý Ly đã chiến đấu tới phút cuối cùng vì nền độc lập dân tộc. Kết cục người thì nhanh chóng nhận ra sai lầm của chính mình không thể sống nhìn đất nước bị kẻ thù giày xéo, người thì trở thành chiến tù lưu đầy nơi viễn xứ. Riêng đối với nhà Nguyễn thì không phải trong trường hợp này, nó đã từng bước đầu hàng rồi làm tay sai cho kẻ thù thống trị nhân dân ta.

     

    Đánh giá về triều Nguyễn, trong “Lịch sử nước ta” (năm 1941), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết: “Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài. Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây. Nay ta mất nước thế này, cũng là vua Nguyễn rước Tây vào nhà. Khác gì cõng rắn cắn gà, rước voi giày mả, thật là ngu si.

     

    "Ngàn năm gấm vóc giang san, 

    bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! 

    Tội kia càng đắp càng đầy, 

    sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”.

     

    Giai đoạn triều Nguyễn với nhiều vấn đề đan xen giữa những tiến bộ và hạn chế, thậm chí những mảng đen trắng không rõ ràng, là giai đoạn phức tạp trong lịch sử dân tộc. Chúng ta cần có quan điểm khách quan, “công minh lịch sử” trong việc đánh giá mặt tích cực, cũng như mặt tiêu cực về triều Nguyễn. Trong đánh giá phải có quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp.Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XIX đã bị đặt vào tình trạng khủng hoảng vai trò lãnh đạo, triều Nguyễn bằng những chính sách phản động đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, đối lập sâu sắc với nhân dân cả nước, ngày càng lún sâu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng cấu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước. Đó là trách nhiệm, cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử.

      bởi Mai Thanh Xuân 23/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX.   vì một số nước Châu Á với chính sách kịp thời, phù hợp đã giữ được độc lập.

      bởi Lê Nhu 24/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.Thái độ.
    Thứ nhất, khi Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta 1-9-1858
    Ngay từ đầu khi quân Pháp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của triều đình và nhân dân ta, khiến cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn, buộc Pháp phải “án binh bất động” trong thời gian dài. Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại.
    Lực lượng quân nhà Nguyễn ở Đà Nẵng có khoảng 2.070 lính chính quy (theo Đại Nam thực lục) dưới quyền chỉ huy của Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng, khi trận chiến nổ ra được chi viện thêm 2.000 người nữa, do Hữu quân đô thống Lê Đình Lý chỉ huy từ Huế vào. Ở các pháo đài, có nhiều đại bác và vũ khí các loại...

    Nhận được tin liên quân đánh Đà Nẵng, vua Tự Đức liền sai Chưởng vệ Đào Trí vào để hiệp cùng Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng chống ngăn, nhưng khi ông Trí đến nơi thì hai đồn trên đã mất. Nhà vua lại sai Hữu quân đô thống Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ Phạm Khắc Thận đem 2.000 quân vào ứng cứu, cử Tham tri nội các Nguyễn Duy giữ chức chỉ huy quân thứ ở Quảng Nam, và ra lệnh cách chức Trần Hoằng vì lỗi đã án binh bất động, đưa Đào Trí lên thay...Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
    Như tướng Giơnuiy nhận đinh rằng: “Nếu họ đánh mạnh thì họ đã đánh bại chúng tôi lâu rồi”.
    Chỉ từ sau khi thua ở mặt trận Gia Định, triều Nguyễn mới do dự, đầu hàng giặc. Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát ® kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.
    Thứ 2, trong công cuộc canh tân đất nước
    Đến những năm 40-50 của thế kỷ XIX, mà đặc biệt là những năm trước khi Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất trong triều đình đã rộ lên những phong trào cải cách đất nước, đặc biệt là những sĩ phu công giáo có cơ hội đi ra nước ngoài như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Hiệp, Đặng Công Trứ,…nhất là Nguyễn Trường Tộ.
    Công bằng mà nói, không phải Tự Đức quay lưng hoàn toàn với cải cách, thái độ không phải lúc nào cũng thờ ơ với những điều tâm huyết trong cải cách. Trong thực tế, nhà vua cũng đã thi hành một số cải cách trong các lĩnh vực kinh tế ( như mở các mỏ than, sắt; định ngạch thuế trong thương mại, lập Ty bình chuẩn trông coi công việc buôn bán, mua sắm vũ khí...)
    Tuy nhiên, ông cũng là một ông vua thiếu quyết đoán, chủ yếu dựa vào ý kiến của các triều thần.
    Giả thuyết cho rằng thời gian các bản điều trần được đưa ra quá muộn khi mưu đồ xâm lược của Pháp đã thể hiện bằng hành động trong thực tế và cho dù nhà vua và triều đình có muốn canh tân đi nữa thì cũng đã để lỡ chuyến tàu lịch sử.
    Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là, ngoài quyết định cuối cùng của nhà vua thì giới sĩ phu và dân trí nói chung lúc bấy giờ có đủ trình độ và phẩm chất trí tuệ để nhận thức đúng về tình hình, thời thế, về những chỗ yếu, chỗ mạnh của xã hội Việt Nam và của chính giai cấp mình hay không.
    Về tầng lớp sĩ phu, có thể nói rằng đại đa số khi đi vào con đường học tập chỉ cốt để làm quan và có được địa vị tôn quí trong xã hội chứ ngoài ra không có mục đích nào khác. Cái biết của họ cũng chỉ quanh quẩn trong Tứ Thư Ngũ Kinh cùng những lời chú thích của các bậc tiên Nho, hoàn toàn có tính chất hư văn, không giải quyết được những vấn đề do thời đại đem lại.
    Giới có học mà còn mục nát, hủ bại như thế thì giới bình dân ít học nếu hoàn toàn không có một chút hiểu biết gì về tình hình, thời thế, về vận mệnh của đất nước trước ngã rẽ của lịch sử cũng không phải là một điều lạ.
    Lời kêu cứu của Nguyễn Trường Tộ chỉ là những tiếng kêu vô vọng trong sa mạc. Dù sao, Nguyễn Trường Tộ và những người cùng chí hướng với ông cũng chứng tỏ được một điều: không phải tất cả giới sĩ phu trong nước đều là những người ngu xuẩn, mê muội và không phải người có học nào cũng ôm ấp cái mộng được làm quan để vinh thân phì gia!
    Công và tội của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước hiện vẫn còn là một vấn đề lịch sử lớn mà giới sử gia trong và ngoài nước vẫn tiếp tục nghiên cứu. Nhưng dù triều đình nhà Nguyễn có được đánh giá lại như thế nào đi nữa thì vẫn không thể phủ nhận được trách nhiệm chủ yếu của triều đình Nguyễn trước việc đất nước bị mất vào tay bọn thực dân Pháp, trước hết là trách nhiệm của vua Tự Đức và đám quần thần.
    Vua Tự Đức: Mặc dù nhà vua là người có đạo đức và giỏi thơ văn, chữ nghĩa, nhưng tài và đức ấy không đủ để lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi mà hai nền văn minh Âu Á bắt đầu đối chọi nhau trên vũ đài lịch sử. Nhà vua lại thiếu hẳn tầm nhìn rộng, thiếu cương nghị và quyết đoán về những vấn đề trọng đại của quốc gia.
    Khi nhận được các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, nhà vua cũng có xem qua và trong ý nghĩ không phải là không có một ít nhận xét đúng đắn về nội dung của các bản điều trần, nhưng lại không có đủ tri thức và năng lực cần thiết để thực hiện các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ và tỏ ra nhu nhược khi chuyển các bản điều trần đó qua tay các quan để xem xét, thẩm định, trong khi bọn quan lại này, mặc dù có nhiều cái đầu nhưng vẫn không sao có được những tư tưởng “đồng thanh tương ứng” với Nguyễn Trường Tộ.
    – Đám quần thần: quần thần chính là những người được tuyển chọn từ giới sĩ phu qua con đường khoa cử, nhưng lại ít có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hoá khác truyền thống phương Đông nên không có được những tư tưởng tiến bộ, đã vậy lại còn mắc bệnh chung là hay đố kỵ, bè phái, tìm cách hại nhau để đạt mục tiêu ích kỷ của mình.
    Vì thế, những đề án cải cách thường bị cho vào ngăn tủ rồi bị lãng quên hoặc nó được thực thi ở những điểm nào đó, nhưng cũng chỉ là nửa vời, vớt vát, không mang lại kết quả.
    2. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX.
    Trước đây, do nhận thức vấn đề chưa đầy đủ, đã từng có những đánh giá khá nặng nề về triều Nguyễn, như cho là “ phản động toàn diện”, là “ cõng rắn cắn gà nhà” , để rồi cam tâm bán nước cho giặc.
    Giờ đây, với cái nhìn mới, cùng với sự phân tích các sự kiện lịch sử một cách khoa học khách quan, đã có một số ý kiến tương đối nhất trí về cách đánh giá nhà Nguyễn trong lịch sử.
    Trước hết cần phải đặt triều Nguyễn cũng như sự xâm lược của tư bản phương Tây nói chung trong đó có tư bản Pháp vốn có nhiều quan hệ với Việt Nam từ sớm thông qua các hoạt động liên tục và ngấm ngầm trong nhân dân của đội giáo sĩ và thương nhân kiêm gián điệp – trong bối cảnh chung của lịch sử thế giới là cuộc chạy đua ráo riết giữa các nước tư bản chủ nghĩa săn tìm các thuộc địa. Khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, với các điều kiện đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú luôn luôn là đối tượng dòm ngó, săn lùng, là miếng mồi ngon cho bọn tư bản háu lợi. Việt Nam cùng các nước trong khu vực phải đối đầu với nguy cơ xâm lược và cuối cùng trước sức tấn công quyết liệt của bè lũ tư bản phương Tây có ưu thế tuyệt đối về vũ khí đều lần lượt bị chúng thôn tính, chỉ trừ Thái Lan.
    Đối với Việt Nam, ngoài nguyên nhân khách quan được nêu trên, còn có một nguyên nhân chủ quan mà các nước trong khu vực đều không có. Đó là việc Nguyễn Ánh trên con đường lưu vong trước sức tấn công của nghĩa quân Tây Sơn, đã phải bám víu vào tư bản Pháp háu lợi đang cùng tư bản các nước khác chạy đua tìm kiếm thuộc địa trong khu vực Viễn Đông.
    Bên cạnh đó việc Gia Long tranh thủsự viện trợ của Pháp cũng là một cơ hội tốt cho Pháp để ngày càng tăng cường chú ý đến Việt Nam, tìm cách xâm nhập ngày càng sâu sắc bằng hai con đường truyền giáo và buôn bán để đến khi có thời cơ thì hành động. Một nguyên nhân tuy rằng chủ quan, nhưng hoàn toàn ngoài ý muốn của Nguyễn Ánh khi tranh thủ sự giúp đỡ quân sự của giặc Pháp.
    Nguyên nhân chủ quan và khách quan là như vậy, nhưng các nguyên nhân đó hoàn toàn không quyết định việc nước ta bị tư bản Pháp thôn tính. Mà việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp vào giữa thế kỷ XIX lại do trách nhiệm chủ quan của triều đình nhà Nguyễn – nói triều đình nhà Nguyễn lúc này không phải chỉ có những ông vua mà là cả cái bộ máy quần thần quan liêu, bảo thủ nặng nề.
    Có ý kiến cho rằng việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là do trình độ dân trí của ta thấp kém so với thực dân Pháp, văn minh nông nghiệp Á Đông lạc hậu so với văn minh công nghiệp phương Tây. Khẳng định như vậy, không phản ánh đúng trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc bảo vệ đất nước, điều đó chẳng khác nào là định mệnh, bất khả kháng. Đánh giá như vậy, chẳng khác nào việc mất nước là tất yếu, yếu thua mạnh, người văn minh chiến thắng người lạc hậu.
    Để làm rõ trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc để mắt nước vào cuối thế kỉ XIX, phải thấy được việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu cuối cùng chuyển sang tất yếu. Điều này có nghĩa là, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.
    Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn chỉ sau một thời kỳ ngắn lãnh đạo nhân dân để chiến đấu rõ ràng không ngoài mục đích giữ ngai vàng của dòng họđã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa để có thể đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước ngày càng phát triển do hàng loạt chính sách sai lầm của nhà cầm quyền, triệt để bóc lột nhân dân đến xương tủy để phục vụ cho cuộc sống xa hoa phung phí của bè lũ, kết hợp với thẳng tay đàn áp nhân dân các địa phương.
    Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, quá cảnh giác với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng, không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột nhân dân…
    Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.
    Ngoài ra lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884). Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.
    Nhận định tình hình nước ta khi Pháp phát động chiến tranh xâm lược, có thể khẳng định chế độ phong kiến Việt nam đang ngày càng suy yếu, lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân đang bị triều Nguyễn hủy hoại, chỉ có thể cứu vãn nguy cơ mất nươc nếu nhà cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường năng lực vật chất và tinh thần trong nhân dân để có đủ khả năng bảo vệ đất nước. Muốn vậy, chỉ có thể thực hiện được bằng cách điều chỉnh các mối sung đột giữa địa chủ với nông dân, giữa giai cấp phong kiến ngoan cố với thành phần tư sản chớm nở, chấn chỉnh quân đội, thu phục và cố kết nhân tâm, một yêu cầu mà nhà Nguyễn với tất cả những tồn tại và hạn chế của nó hoàn toàn không có khả năng đáp ứng.
    Kết quả, thực dân Pháp đã vượt qua những khó khăn của chúng để cuối cùng thôn tính hoàn toàn Việt Nam. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX là hiển nhiên, không thể chối cải.
    Nước ta có thể tránh được cuộc xâm lăng của thực dân Pháp không? Có hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này:
    Quan điểm thứ nhất là chúng ta không thể tránh khỏi việc rơi vào vòng đô hộ của chủ nghĩa thực dân vì thực dân hóa là xu thế lúc bấy giờ, nhiều dân tộc ở Á, Phi đều không tránh nổi.
    Quan điểm thứ hai là Việt Nam có thể tránh được việc bị Pháp xâm lược, có thể chống xâm lược thắng lợi bởi dân ta có truyền thống đoàn kết, yêu nước chống ngoại xâm. Hơn nữa, Đại Nam là nước có tầm cỡ trung bình, tương đối phát triển trong khu vực còn nước Pháp ở xa và có không ít khó khăn…
    Thực tế việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX, chính một sử gia Pháp (Charles Gosselin) cho rằng: “Những vị Hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đỗ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có quyền được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đã mù quáng vì không có dự liệu, không chuẩn bị gì hết”.
    Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc ta ở Nam Bộ lúc bấy giờ…giá như triều đình lúc bấy giờ không ở trong tay bọn vua chúa nhà Nguyễn phản bội và đầu hàng, mà ở trong tay những người kế tục sự nghiệp của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn…thì phong trào kháng Pháp lúc bấy giờ ở Nam Bộ chắc còn mạnh mẽ hơn nhiều, nhất là đã được lãnh đạo thống nhất và kiên trì đấu tranh cho đến thắng lợi, đồng thời phong trào ấy chắc được sự ủng hộ kiên quyết của cả nước, như vậy đất Đồng Nai anh dũng từ đó đã trở nên bức thành đồng ngăn chặn bọn cướp nước phương Tây xâm phạm đất nước ta ở Nam Bộ, và do đó đã bảo vệ vẹn toàn độc lập và thống nhất của Tổ quốc”
    Cũng nói về sai lầm của triều Nguyễn, có ý kiến cho rằng “ sai lầm của Tự Đức và một số đình thần là không thể tha thứ”, “Lịch sử có thể “thông cảm” với An Dương Vương vì “nỏ thần vô ý trao tay giặc” khiến đất nước rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần làm cho “chính sự phiền hà” dẫn đến đại họa nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh suốt 20 năm. An Dương Vương và cha con Hồ Quý Ly đã chiến đấu tới phút cuối cùng vì nền độc lập dân tộc. Kết cục người thì nhanh chóng nhận ra sai lầm của chính mình không thể sống nhìn đất nước bị kẻ thù giày xéo, người thì trở thành chiến tù lưu đầy nơi viễn xứ. Riêng đối với nhà Nguyễn thì không phải trong trường hợp này, nó đã từng bước đầu hàng rồi làm tay sai cho kẻ thù thống trị nhân dân ta.
    Đánh giá về triều Nguyễn, trong “Lịch sử nước ta” (năm 1941), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết: “Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài. Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây. Nay ta mất nước thế này, cũng là vua Nguyễn rước Tây vào nhà. Khác gì cõng rắn cắn gà, rước voi giày mả, thật là ngu si.
    "Ngàn năm gấm vóc giang san,
    bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!
    Tội kia càng đắp càng đầy,
    sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”.
    Giai đoạn triều Nguyễn với nhiều vấn đề đan xen giữa những tiến bộ và hạn chế, thậm chí những mảng đen trắng không rõ ràng, là giai đoạn phức tạp trong lịch sử dân tộc. Chúng ta cần có quan điểm khách quan, “công minh lịch sử” trong việc đánh giá mặt tích cực, cũng như mặt tiêu cực về triều Nguyễn. Trong đánh giá phải có quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp.Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XIX đã bị đặt vào tình trạng khủng hoảng vai trò lãnh đạo, triều Nguyễn bằng những chính sách phản động đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, đối lập sâu sắc với nhân dân cả nước, ngày càng lún sâu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng cấu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước. Đó là trách nhiệm, cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử.

      bởi Huất Lộc 25/07/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF