OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thế nào là tiết kiệm?

1.Thế nào là tiết kiệm ? Tìm những hành vi trái với tiết kiệm.Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào

2.Em hiểu thế nào là " Tiên học lễ hậu học văn "

3.Em hãy kể những việc làm của em và bạn em thể hiện sự tôn trọng và kỉ luật

 

 

  bởi Thu Hang 11/12/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (4)

  • 1-Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí đúng mức của cải vật chất thời giang sức lực của mik và của ngưới khác

    -Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mik và của người khác

    2 tiên học lễ hậu học văn có nghĩa: đầu tiên là phải học đạo đức lễ nghĩa khi đã có một nhân cách hoàn thiện thì ms bắt đầu học chữ

    3 -không vượt đèn đỏ

    -không đi học trễ

    -...

      bởi Nguyễn Tài 11/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Xã hội càng phát triển, số người lắm tiền nhiều của càng nhiều nhưng số người ít tiền, yếu tiếng nói cũng không ít đi; số người có trách nhiệm với con cháu, với tương lai vẫn là một dấu hỏi.
    Sống trong mọi thời đại, đặc biệt là hiện nay, và đặc biệt là với xã hội, "truyền thống" của Việt Nam, tiết kiệm với mỗi con người, mỗi gia đình và xa hơn là với cả một "hủ tục" là điều nên được xem xét nghiêm túc.
    Các bố các mẹ vào đây bàn luận nhé.

    - Bạn mua một mớ rau sạch 10.000 đồng, trong khi mớ rau ngoài chợ cóc khoảng 2.000 đồng không phải là lãng phí. Nhưng nếu bạn thừa một mớ 2K đó trong tủ lạnh, hôm sau đị chợ quên mất, mua rau khác, rồi vứt bỏ mớ rau đó đi (vưỡn ăn được) -> đó không phải là tiết kiệm.
    - Ra khỏi phòng, quên không tắt điện, quay trở lại tắt điện -> đó không phải là bần tiện, mà là tiết kiệm.....

      bởi Nguyễn Kiên 12/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2:

    Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

    “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

    Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

    Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

    Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

    Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

    Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

    Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

    Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

    Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”

      bởi Thu Thu 09/07/2019
    Like (4) Báo cáo sai phạm
    • Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí , đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
    • xa hoa,lãng phí hành vi và hậu quả Tiêu xài hoang phí tiền bạc của cha mẹ, tiền bạc của Nhà nước. - Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước. - Tham ô, tham nhũng. - Các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng. - Không tiết kiệm thời gian, la cà các hàng quán, bớt xén thời gian làm việc tư.. - Hoang phí sức khỏe vào những cuộc vui vô bổ.
      bởi Linh Trần 09/07/2019
    Like (3) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF