OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy kể một số câu chuyện về lễ độ

hãy kể một số câu chuyện về lễ độ

  bởi Thuy Kim 02/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Quản Di Ngô lên làm Tướng Quốc nước Tề liền lấy LỄ, NGHĨA, LIÊM, SĨ làm tiêu chuẩn để trị quốc và đào luyện nhân dân, ông bảo:
    Lễ, nghĩa, liêm, sĩ
    Thị vị tứ duy.
    Tứ duy bất trương,
    Quốc nãi diệt vương.

    Nghĩa là: "Lễ, nghĩa, liêm, sĩ là bốn mép lưới. Bốn mép lưới không gương thẳng lên thì nước phải mất."
    Gọi Lễ, Nghĩa, Liêm, Sẽ là bốn mép lưới, bởi vì bốn mép lưới là giềng mối của tấm lưới. Bốn mép lưới có gương thẳng lên thì những mắt nhỏ trong lưới mới tề chỉnh được, cũng như trong nước từ trên xuống dưới ai nấy đều theo đúng bốn tiêu chuẩn kia thì xa hội mới có trật tự, nước nhà mới yên vui. Bằng trái lại thì "quốc nãi diệt vong".
    Nhờ theo đúng chánh sách và chủ trương của Quản Trọng mà vua Tề làm bá chủ thiên hạ.
    Mà trong Tứ Duy thì Lễ đứng đầu.
    Vì sao vậy ?
    Vì những tánh táo bạo, lỗ mãng, thô bỉ, kiêu ngạo, khinh bạc ..., là những nguyên nhân gây lủng củng làm mất trật tự trong xã hội, đều bởi không học Lễ mà sinh ra. Cho nên Cổ nhân thường nói rằng:
    - Người trên có lễ thì kẻ dưới dễ bảo. Trị nước có lễ thì dân sợ không dám làm xằng.
    Nhưng người đời nay lại chỉ đem cái lễ phép dạy cho kẻ dưới khỏi thất lễ đối với người trên, mà không có ai khuyên người trên đối đãi với kẻ dưới nên cẩn thận nhiều về lễ độ, mặc dù kẻ trên thất lễ với người dưới rất thường, thường đến nỗi không còn ai lấy làm trái!
    Thất lễ là không biết trọng nhân vị của kẻ khác.
    Và theo thuật xử thế của người xưa thì người trên đối với kẻ dưới lại càng phải thận trọng về lễ phép nhiều hơn kẻ dưới đối với người trên. Bởi vì kẻ dưới sẳn có lòng sợ quở phạt đi kèm, nên ít khi dám bỏ quên chữ Lễ. Còn kẻ phú quí bị hoàn cảnh chi phối, thường sanh ra khinh bạc, kiêu căng tưởng rằng trên đời chỉ có giàu sang là đáng kể, nên đem lòng xem nhẹ kẻ khó nghèo. Thường bị khinh khi, kẻ dưới rất dễ bị phẫn khích vì những điều sơ xuất về lễ độ của người trên. Giận nhưng vì thất thế, đành phải nuốt giận, tạm bỏ qua. Người trên dù có biết cũng không điếm xỉa vì nghĩ rằng sự bất bình kia cũng chả có chi ảnh hưởng đến mình. Nhưng có ngờ đâu lại kết sinh ra những hậu quả rất tai hại.
    Như chuyện xảy ra giữa Tống Mẫn Công và Nam cung Trường Vạn.
    Nam Cung Trường Vạn là một đại tướng nước Tống, đánh giặc thua bị bắt về nước Lỗ. Sau Tống Mẫn Công xin tha về nước. Trường Vạn vào tạ ân Mẫn Công. Mẫn Công nói đùa:
    - Ngày trước ta kính trọng ngươi; bây giờ người là tên tù nước Lỗ, ta không kính trọng nữa.
    Nam Cung Trường Vạn thẹn đỏ mặt, cáo từ lui ra.
    Quan Đại phu Cừu Mục nói riêng với Tống Mẫn Công:
    - Vua tôi giao tiếp nhau, cần phải giữ lễ, không nên đùa bỡn. Đã đừa bỡn thì lòng hết mà lại sinh ra mối phản nghịch. Chúa công nên nghĩ kỹ đến điều ấy.
    Mẫn Công nói:
    - Ta với Nam Cung Trường Vạn là chỗ chí thân, cần gì điều ấy.
    Một hôm Mẫn Công cùng Trường Vạn ngồi đánh cờ nơi hoa viên. Trường Vạn thua luôn mấy ván, bị phạt uống một chung rượu lớn. Trường Vạn đã ngà ngà say, nài xin đánh thêm một ván nữa. Mẫn Công đáp:
    - Tù nhân thì tất phải thua, lại còn dám xin đánh nữa ư?
    Trường Vạn xấu hổ, ngồi nín lặng.
    Vừa lúc ấy có sứ giả nhà Châu đến báo tin vua Trang Vương thăng hà và vua Hi Vương kế vị. Mẫn Công nói:
    - Nhà Châu mới có vua mới, ta nên sai người vào chầu.
    Trường Van thưa:
    - Nghe nói kinh đô nhà Châu đẹp lắm, mà mắt tôi chưa được xem. Vậy xin chúa công cho tôi đi sứ.
    Mẫn Công cười đáp:
    - Khi nào nước Tống không có người mới sai tù nhân đi sứ.
    Các cung nhân đứng hầu, nghe nói, cười ầm cả lên. Trường Vạn thẹn quá, thét lớn:
    - Hôn quân! Người nên biết rằng đứa tù nhân này cũng có thể giết ngươi được lắm.
    Mẫn Công nổi giận, giật cây họa kích định đâm Trường Vạn, nhưng chưa kịp hạ thủ thì Trường Vạn vác bàn cờ đánh Mẫn Công ngã gục, rồi bồi thêm mấy đấm nữa chết tươi!
    Không chút hối hận, Trường Vạn giết luôn những kẻ phản đối rồi tôn người khác lên nối ngôi.
    Chuyện này xảy ra thời Đông Châu còn một chuyện nữa cũng có thể làm gương cho những người hay khinh xuất trong việc đối xử. Đó là chuyện Trịnh Linh Công và Công tử Tống.
    Công tử Tống là một người trong hoàng tộc của nước Trịnh, cùng công tử Quy Sinh phò vua Linh Công.
    Một hôm sắp vào triều thì ngón thực chỉ (tức là ngón tay trỏ) của công tử Tống lay động. Công tử Tống bèn giơ tay cho công tử Quy Sinh xem và nói:
    - Mỗi lần ngón thực chỉ của tôi lay động, thì trong ngày hôm ấy thế nào cũng được hưởng một món ăn lạ. Trước kia đi sứ nước Tần, được ăn bạch hoa ngư. Sau sang nước Sở, một lần được ăn thiên nga, một lần được ăn hợp long quất. Những lần như vậy ngón thực chỉ của tôi đều có báo trước. Hôm nay chắc chúng ta cũng được ăn món gì quí lắm đây.
    Rồi hai công tử cùng nhau vào triều. Khi đến nơi, nghe lệnh truyền đi gọi tể phu rất gấp, công tử Tống bèn hỏi. Kẻ nội thị đáp:
    - Có người ở Hán Giang về dâng một con giải nặng đén 200 cân. Chúa công truyền gọi đồ tể đến làm thịt đãi các quan đại phu.
    Vào chầu, hai công tử nghĩ đến sự lịnh nghiệm của ngón tay, thích chí, ngó nhau cười mãi. Trịnh Linh Công phán hỏi:
    - Hôm nay hai khanh chắc có chuyện chi vui?
    Công tử Quy Sinh bèn tâu rõ câu chuyện ngón thực chỉ của công tử Tống báo tin lành. Linh Công phán:
    - Ngón thực chỉ của công tử Công dẫu có lay động, nhưng linh ứng hay không là tùy thuộc nơi ta.
    Bãi chầu, công tử Quy Sinh bảo công tử Tống:
    - Thịt giải ngon lắm, nhưng nhà vua muốn bác bỏ cái điềm " thực chỉ lay động " mà không triệu công tử đến thì sao?
    Công tử Tống đáp:
    - Đã làm tiệc đãi các quan đại phu thì lẽ gì không triệu ta được.
    Quả như lời, công tử Tống được triệu. Vào triều thấy Quy Sinh, công tử Tống cười lớn và nói:
    - Tôi rõ biết chúa công đâu nỡ bạc đãi tôi.
    Rồi tiệc mở. Tể phu dâng trước lên nhà vua một dĩa thịt giải bốc hương. Nhà vua nếm thử, khen ngon, rồi truyền dâng cho mỗi quan một dĩa và một chung ngự tửu, bắt đầu từ bàn phía đông ra phía tây.
    Công tử Tống cùng ngồi với Quy Sinh ở cuối bàn phía tây. Khi tể phu dâng thịt đến đó thì tâu cùng Trịnh Linh Công:
    - Thịt giải chỉ còn có một dĩa mà số người lại còn đến hai, chẳng biết nên dâng cho người nào?
    Nhà vua phán:
    - Hãy dâng cho công tử Quy Sinh.
    Tể phu tuân lệnh. Nhà vua tiếp:
    - Ta định ban cho mỗi quan mỗi người một phần, nhưng rủi lại thiếu phần công tử Tống. Ấy bởi công tử Tống không có duyên ăn thịt giải, và sự lay động của ngón thực chỉ của công tử không hiệu nghiệm.
    Biết rằng nhà vua bày trò để gạt gẫm, công tử Tống vừa thẹn vừa tức, đẩy bàn đứng dậy, đến gần Linh Công, thò tay vào đĩa, lấy một miếng thịt giải bỏ vào miệng, vừa nhai vừa nói:
    - Ngón thực chỉ của ta bao giờ lại không linh nghiệm.
    Linh Công phẩn nộ, bỏ đũa nạt:
    - Công tử hỗn láo! Có lẽ công tử khinh nước Trịnh không có hình phạt để trị tội kể khi quân chăng?
    Các quan thất kinh, đều quì xuống xin tội cho công tử Công. Nhà vua bỏ vào cung. Các quan ai vào dinh nấy. Tối đến công tử Quy Sinh sang bảo công tử Tống:
    - Chúa công giận công tử lắm đó. Ngày mai vào chầu phải xin lỗi mới được.
    Công tử Tống đáp:
    - Hễ mình khinh người ta thì người ta khinh lại mình, sao lại còn nói đến lỗi phải?
    Từ ấy vua tôi bất bình nhau. Cuối cùng công tử Tống lập mưu giết Linh Công và tôn em Linh Công lên nối ngôi nước Trịnh.
    Trịnh Linh Công cũng như Tống Mẫn Công có ngờ đâu sự đùa bỡn của mình gây tai hại đến thế.
    Có người bảo rằng hai nhà vua vì ỷ chỗ thân tình mà không giữ lễ cùng kẻ bề tôi, chớ không có ý khinh thị. Bảo thế cũng có phần đúng, nhưng không đi sâu vào tâm lý con người. Thử hỏi: nếu Nam Cung Trường Vạn và công tử Tống là kẻ bề trên thì Tống Mẫn Công và Trịnh Linh Công có đám đùa cợt như thế không? Nhất định là không. Như vậy thì lòng khinh thị, lúc đùa bỡn, không có nơi ý thức của hai vua, nhưng vốn đã nằm ở trong tiềm thức.
    Cho nên những người đã thấm nhuần Lễ rồi thì luôn luôn thận trọng, không bao giờ chạm vào lòng tự ái của kẻ khác, và bất kỳ trong trường hợp nào cũng để bản ngã của mình ở sau kẻ khác, cũng biết châm chước việc làm của mình cho hợp với thiên lý và nhân tâm.
    Nếu ai nấy đều học Lễ và trong việc giao tế ai ai cũng lấy Lễ đối đãi nhau thì nhà yên, nước trị, thiên hạ thái bình.
    Quản Di Ngô để Lễ lên đầu tứ duy là vì việc đó.

    Mỏi tay quáá!!! :)))

      bởi Phương Thảo 02/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF