OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Em hiểu thế nào về câu nói:'' Trẻ em

Em hiểu thế nào về câu nói:'' Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ''

  bởi nguyen bao anh 10/12/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Bạn tham khảo nhé :

    Nghị luận xã hội về câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

    by Hoang 19/03/2015 | 9:11 0Posted in Văn mẫu lớp 9, Văn mẫu THCS

    Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

    Bài làm

    YOU MAY LIKE
    by Mgid
    Giảm cân cho người lười! Giảm đến 20 kg trong 4 tuần!
    Weight Loss
    Thu nhập đảm bảo! Lợi nhuận từ 500$ trong 30 ngày! Nhấp chuột!
    Bí mật của các cựu thợ điện!
    Giải pháp thần kỳ tái sinh tóc của bạn trong một vài tuần
    asamihairgrowthasia

    Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.

    Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.

    nghi-luan-xa-hoi-tre-em-hom-nay-the-gioi-ngay-mai

    Nghị luận về câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

    Ở bùng binh Hàng Xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim.

    Bác Hồ nói:
    “Trẻ em như búp trên cành,
    Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

    Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…

    Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố.

    Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.

    Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo.

    HAY :

    Mỗi sáng mai, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, phát thanh, truyền hình, trong các trường học, cả nhà trẻ, mẫu giáo, nơi công cộng... ở mọi miền đất nước; đâu đâu chúng ta cũng được nghe câu nói quen thuộc cửa miệng và đã trở thành lời hát từ khi nào không ai nhớ - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai!.

    • TP.HCM: Hơn 10.000 em đến tham dự ngày Quốc tế Thiếu nhi

    • Cậu bé Việt có bức tranh đăng trang chủ Google ngày 1/6

    • Rộn ràng các chương trình nghệ thuật ngày 1/6

    Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai - Ảnh 1

    Cũng đúng thôi, bởi trẻ em là tương lai của một dân tộc, nói rộng ra và khái quát - trẻ em là tương lai của cả thế giới!

    Ai cũng nói và viết như thế, nhưng rồi, ngày nào cũng nói (và cả hát nữa), nên quen miệng đi, những điều thiêng liêng đáng ghi nhớ để thực hiện ấy, lại trở nên quá bình thường, thậm chí có lúc như là sáo rỗng, tầm thường nữa, cứ như nói để mà nói.... Và rồi, chẳng có ai nghĩ là đã làm gì cho các em- một việc cụ thể, trong một ngày cụ thể hay không.

    Còn câu hát thì vẫn cứ vang lên, vang lên mãi không bao giờ dừng. Vì thế, có không ít người mỉm cười với ý nghĩ - Thôi, hãy cố gắng làm ngay cho trẻ em một việc tốt cụ thể hôm nay, chứ ngày mai thì hãy còn xa vời và trừu tượng lắm, chờ đến bao giờ?

    Có lẽ, rút kinh nghiệm trước một thực trạng là chúng ta đã không ít lần hứa suông với trẻ em; thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quyết định tiến hành một số chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, hưởng ứng kế hoạch liên ngành triển khai phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

    Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai - Ảnh 2

    Cảnh trong Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em của TP. Hà Nội.

    Đồng thời, thực hiện sự chỉ đạo định kỳ hàng năm của Bộ VH-TT&DL; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ LĐ-TB&XH; Bộ GD&DT về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, cho trẻ em và gia đình nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

    Cũng thời gian qua, các hoạt động vì trẻ em, trong đó Triển lãm - Hội chợ Thế giới tuổi thơ tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã quyết định thực hiện Đề án Giải thưởng Mỹ thuật Thiếu nhi Việt Nam trên phạm vi toàn quốc- nhằm phát hiện những năng khiếu mỹ thuật trẻ để đào tạo, bồi dưỡng tài năng; cũng như để tác động tích cực vào quá trình giáo dụcthẩm mỹ cho các em.

    Rõ ràng, khi Nhà nước đã quyết tâm, thực sự vào cuộc, chắc chắn công tác chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của tuổi thơ Việt Nam, nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp hơn trong công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước. Nếu không, câu hát - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai - cũng chỉ mãi mãi là một câu hát mà thôi!

    Hoặc

    Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Như chúng ta cũng đã biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Bác thường xuyên quan tâm nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Qua các bài nói, bài viết và bằng những việc làm cụ thể, Người đã đặt nền tảng tư tưởng và nêu tấm gương sáng về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Hình minh họa
    Trong những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư ngày càng tăng cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và toàn xã hội luôn quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em.
    Đều đặn hàng năm vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, khắp nơi trong cả nước lại dấy lên phong trào giúp đỡ trẻ em. Đặc biệt “Tháng 6 - tháng hành động vì trẻ em” là cơ hội để chúng ta nâng tầm công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, vì sự phát triển và bình đẳng cho trẻ em. Đây là những hoạt động thường niên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với sự phát triển của đất nước. Ngoài ra, mục tiêu song song là thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích, vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân quan tâm ủng hộ các chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng các công trình dành cho trẻ em.
    Để công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thực sự đạt hiệu quả cao, đúng với ý nghĩa ươm những mầm xanh tương lai cho đất nước thì cần sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng xã hội. Đồng thời tập trung giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống của trẻ em, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị suy dinh dưỡng; góp phần xây dựng một thế hệ trẻ tương lai của đất nước có thể chất, sức khỏe, trí tuệ, phẩm chất đạo đức nhằm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
    Bên cạnh đó, thời gian gần đây chúng ta cũng thấy một số gia đình, tổ chức thiếu trách nhiệm với con trẻ, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ em, thiếu hiểu biết về luật pháp, không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền trẻ em dẫn đến thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn yếu. Một số địa phương chưa khơi dậy và phát huy hết các nguồn lực, vai trò, trách nhiệm của gia đình, trường học, cộng đồng cơ sở đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác truyền thông vận động để mọi người dân thực hiện tốt các văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em còn hạn chế, chưa rộng khắp đến vùng núi, sâu, xa. Việc quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thiếu chặt chẽ, việc phát hiện, can thiệp sớm các đối tượng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại chưa kịp thời, để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em, gia đình và xã hội.
    Hòa cùng cả nước, hàng chục năm qua, công tác chăm sóc, giúp đỡ thiếu niên - nhi đồng và nhất là thiếu niên - nhi đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, từng bước được xã hội hóa và đạt được nhiều kết quả tích cực. Với nghĩa cử cao đẹp, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nhân dân trong thành phố và một số tổ chức nhân đạo quốc tế đã tạo nhiều nguồn kinh phí để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. LĐLĐ thành phố Vũng Tàu đã chỉ đạo các cấp Công đoàn nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập, vui chơi giải trí, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ em phát triển toàn diện cả về tinh thần lẫn thể chất, quan tâm đến trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Vận động CNVC, cán bộ, đoàn viên, các tổ chức, cá nhân ủng hộ trẻ em nghèo, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Đặc biệt hơn LĐLĐ thành phố hàng năm đã vận động quỹ học bổng Nguyễn Đức Cảnh thưởng cho học sinh giỏi với tổng kinh phí hàng trăm triệu đồng. Đồng thời kết hợp với các đơn vị có biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào các hoạt động tội phạm.
    Nhìn chung công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thiếu niên nhi đồng ở thành phố Vũng Tàu đã và đang đạt được những thành tựu nhất định. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội vì trẻ em của hôm nay là thế giới của ngày mai./.
    HAY

    Tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, liên quan chặt chẽ tới những thế hệ kế thừa và tiếp nối. Vì vậy nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên và nhi đồng là trách nhiệm của toàn xã hội.

    Ngày 10/2/1948 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và tuyên bố NQ số 217A về quyền con người. Liên hợp quốc đã thông báo rằng: “Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau”. Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau, song do các yếu tố chủ quan và khách quan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí thấp… tại nhiều nơi trên thế giới trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn bị giết hại trong những cuộc chiến, thậm chí vẫn bị bắt buộc cầm súng ra trận, hoặc phải tự lao động nuôi thân quá sớm, hoặc bị mua bán, xâm hại…

    Trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ảnh: Lê Phú


    Tinh thần nhân đạo sâu sắc


    Ngày 20/11/1989 Liên hợp quốc đã thông qua và phê chuẩn “Công ước về quyền trẻ em” bao gồm 54 điều khoản, có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Trong lời mở đầu, công ước đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông… trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi nấng, giáo dục theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt trong tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bìmh đẳng và đoàn kết”. Công ước cũng định nghĩa trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi (trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn). Có thể nói Công ước về quyền trẻ em là một công ước đầy sự tiến bộ xã hội, với tinh thần nhân đạo sâu sắc. Công ước đã chỉ ra tất cả những quyền lợi mà trẻ em ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều được hưởng thụ để trưởng thành đúng nghĩa một con người. Có thể điểm qua những quyền trẻ em rất cơ bản của công ước như: “ Không phân biệt đối xử” - điều 2, công ước quan tâm đến “lợi ích tốt nhất của trẻ em” - điều 3, quyền “sống còn và phát triển” - điều 6; đoàn tụ gia đình - điều 10; Công ước còn quan tâm đến “mức sống” của trẻ em - điều 27; “Bảo vệ trẻ em không gia đình: - điều 20; “Được bảo vệ khi tị nạn” - điều 22; “Chăm sóc trẻ khuyết tật” - điều 23; “Chống buôn bán và bắt cóc” - điều 35… Điểm qua như vậy, chúng ta có thể thấy rất rõ tinh thần cao đẹp, tiến bộ, cũng như sự cần thiết của công ước, nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

    Tại sao có Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6

    Rạng sáng ngày 1/6/1942, bọn phát xít Đức Hítle đã gây nên một tội ác “trời không dung, đất không tha” tại làng Liđixơ, Tiệp Khắc. Sớm hôm đó, chúng bao vây làng này, thảm sát và bắt đi rất nhiều người dân vô tội, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Nhiều em sau đó bị chết trong các phòng hơi độc. Làng Liđixơ sau đó không còn một bóng người. Căm phẫn trước tội ác dã man của phát xít Đức, loài người tiến bộ trên toàn thế giới kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

    Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, nhà nước Tiệp Khắc lúc bấy giờ đã cho xây dựng lại làng Liđixơ và Đài Tưởng niệm để ghi sâu tội ác của phát xít.

    Tháng 12/1949, Liên Hiệp Hội Phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã đề nghị và được Liên Đoàn Phụ nữ Dân chủ Thế giới chọn ngày 1/6 hằng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi để nhắc nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Liđixơ và Ôrađua của bọn phát xít và hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ngày Quốc tế Thiếu nhi ra đời từ đó.

    Cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu Đảng và Chính phủ nước ta sang thăm Tiệp Khắc. Người đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Liđixơ. Người nói: “Chúng ta quyết tâm phấn đấu để trên toàn thế giới không còn những cảnh thảm sát như ở Liđixơ và Ôrađua nữa, để cho con cháu chúng ta không bao giờ phải nếm mùi khủng khiếp của chiến tranh, để con cháu chúng ta lớn lên sung sướng trong hòa bình !”

    Trọng Nghĩa (St)

    Công ước nhắc nhở tất cả chúng ta hãy vì một tương lai tốt đẹp của trẻ em, cũng chính vì một tương lai tốt đẹp của đất nước, của dân tộc, của nhân loại mà hành động cho đúng đắn, hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990 và Công ước đã được dịch, in ấn, phát hành rộng rãi bằng những cuốn sách nhỏ có thể bỏ túi. Nội dung Công ước được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần giác ngộ và giáo dục, bồi dưỡng một thái độ đúng đắn về việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ngay chính trẻ em cũng hiểu được những quyền cơ bản của mình. Chừng nào trên trái đất còn trẻ em đói rét, còn trẻ em bị ngược đãi, bắn giết, chừng nào trẻ em còn chưa được tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển đúng cách thì Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vẫn là tiếng chuông báo hiệu, nhắc nhở mọi người, nhắc nhở mọi quốc gia hãy hành động vì tương lai tốt đẹp của trẻ em.

    Và có một bài hát :

    Trẻ Em Hôm Nay, Thế Giới Ngày Mai

    Tác giả: Lê Mây
    Trẻ em hôm nay
    Thế giới ngày mai
    Đó là vần thơ
    Cũng là câu hát

    Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
    Xin được nhắc ngàn lần hơn thế
    Trái đất chưa im tiếng bom rơi
    Xin điệp khúc triệu lần hơn thế
    bao trẻ em còn đói rách trên đời

    Bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười
    Bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười
    Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai
      bởi Thụy Khanh 10/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF