OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cần tìm đề cương công dân lớp 6

Ai có đề cương GD Công Dân ko?

Giúp mik với ! Huhuhuhuh..............

  bởi Lê Minh Trí 24/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • I. THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG:
    1) Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:
    - Ý thức người tham gia giao thông chưa tốt
    - Đường xấu và hẹp
    - Người tham gia giao thông đông
    - Phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn

    2) Ý nghĩa:
    - Bảo đảm an toàn cho mình và mọi người trách tai nạn gây hậu quả đau lòng
    - Bảo đảm cho giao thông thông suốt, trách ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.

    3) Biện pháp:
    - Tự chấp hành hệ thống tín hiệu giao thông
    - Học tập, tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông
    - Chống coi thường, cố tình vi phạm luật giao thông

    4) Các loại biển báo thông dụng:
    - Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
    - Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
    - Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.

    5) Quy định về đường đi:
    * Người đi bộ:
    - Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường
    - Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng
    * Người đi xe đạp:
    - Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạch lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; không sự dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
    - Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn
    * Quy định về an toàn đường sắt:
    - Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt
    - Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy
    - Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống
    II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP:
    1) Ý nghĩa của quyền học tập:
    - Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
    - Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
    - Giáo dục để đào tạo nên những con người có đủ phẩm chất, năng lượng cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.

    2) Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập:
    - Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
    - Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.
    - Gia đình (cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có tránh nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

    3) Trách nhiệm của gia đình là:
    - Tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động ở trường.
    - Người lớn trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình.
    Vai trò của nhà nước: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn học phí cho học sinh tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn… Những quy định đó thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình

    4) Nhiệm vụ của học sinh
    - Học hành chăm chỉ, siêng năng
    - Đi học đều đặn, không tự ý trốn học
    - Lên lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài
    - Làm bài tập ở nhà đầy đủ
    - Học bài kĩ trước khi đến lớp

      bởi Haibara Ai 24/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KT HỌC KÌ I GDCD 6
    NĂM HỌC 2016 - 2017

    I/ KIẾN THỨC

    Bài 1: Tiết kiệm Thế nào là tiết kiệm? Ý nghĩa.

    Trả lời: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

    Ý nghĩa: Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức của con người. Giúp tích luỹ vốn để phát triền kinh tế gia đình và đất nước Thể hiện lối sống có văn hoá

    Bài 2: Lễ độ Thế nào là lễ độ? Nêu ý nghĩa. Để là người có phẩm chất lễ độ, em cần phải ứng xử như thế nào với mọi người trong khi giao tiếp? Tìm câu ca dao tục ngữ nói về lễ độ.

    Trả lời:

    • Lễ độ là cách cư xử đứng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
    • Ý nghĩa: Tôn trọng, quan tâm đến mọi người; Tự trọng, có văn hóa; Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
    • Khi giao tiếp với người khác em cần có thái độ, cử chỉ, lời nói,.. phù hợp với yêu cầu của tính lễ độ. Ví dụ như: lời nói nhẹ nhàng, thưa gửi đúng lúc, đúng đối tượng, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước trong những trường hợp cần thiết, có thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng.
    • Đi thưa, về trình.
    • Kính trên, nhường dưới.

    Bài 3: Tôn trọng kỉ luật

    Câu 1: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Ý nghĩa? Các biểu hiện của tôn trọng kỷ luật trong trường học.

    Trả lời:

    • Là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể của tổ chức xã hội ở mọi lúc, mọi nơi.
    • Chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.
    • Ý nghĩa.
      • Cuộc sống gia đình, nhà trường, xã hội có nề nếp, kỉ cương.
      • Mang lại lợi ích cho bản thân và mọi người, xã hội tiến bộ.
    • Biểu hiện
      • Tự giác chấp hành nội quy trường, lớp
      • Chấp hành tốt những quy định chung của trường, lớp
      • Chấp hành mọi sự phân công của trường, lớp
      • Có thái độ tôn trọng...

    Câu 2: Nêu những biểu hiện tôn trọng kỉ luật và những biểu hiện vô kỉ luật? Em có đánh giá gì về những biểu hiện đó?

    Trả lời: HS tự trả lời

    Bài 4: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

    Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên? Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?

    Trả lời:

    • Yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên là sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên.
    • Vì thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người như:
      • Cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người.
      • Là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người không thể tồn tại được
      • Thiên nhiên bị tàn phá, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu.

    Bài 5: Sống chan hoà với mọi người

    a/ Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Ý nghĩa? Cho ví dụ về bản thân.

    b/ Để sống chan hòa với bạn bè em cần phải như thế nào?

    Trả lời:

    a/ Sống chan hòa là luôn sống gần gũi quan tâm đến mọi người; Sống hòa hợp với mọi người; Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích; sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nổi buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

    • Ý nghĩa:
      • Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
      • Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

    b/ Có thái độ vui vẻ, cởi mở

    • Cùng học, cùng chơi với các bạn, không phân biệt nam, nữ, học giỏi hay học kém,
    • Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn bè và những người xung quanh...

    Bài 6: Lịch sự, tế nhị Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu ý nghĩa.

    Trả lời: Thể hiện ở lời nói, thái độ, hành vi giao tiếp. Sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người. Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.

    Bài 7: Mục đích học tập của học sinh

    a/ Thế nào là mục đích học tập đúng đắn của học sinh? Nêu ý nghĩa.

    b/ Mục đích học tập của em là gì? Em cần làm gì để thực hiện mục đích đó.

    Trả lời:

    a/ Học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.

    • Phát triển toàn diện
    • Góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc, tiến bộ.
    • Ý nghĩa: Giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời.

    b/ HS tự làm

    II/ BÀI TẬP VẬN DỤNG

    Câu 1: Tình huống: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải bảo: "Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt"

    Câu hỏi: Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao?

    Câu 2: Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây để thể hiện lòng biết ơn?

    a/ Tình huống: Gần nhà em có một bà mẹ Việt Nam anh hùng sống neo đơn.

    b/ Tình huống: Bố hoặc mẹ em chẳng may bị ốm.

    Câu 3: Tình huống: Trong một lần đi chới công viên, Lan nói với Nga rằng: "Tớ rất yêu thiên nhiên, bọn mình vào bồn hoa hái một ít về cắm để đưa thiên nhiên vào nhà cho đẹp đi"

    Hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Lan? Nếu là Lan trong tình huống trên, em sẽ khuyên bạn đều gì?

    Câu 4: Tìm các câu ca dao, tục ngữ hoặc các câu chuyện, mẩu chuyện... nói về các đức tính đã học.

    Ngoài đề thi trên, các bạn còn có thể tham khảo thêm các đề thi học kì 1 lớp 6 khác để có thêm kinh nghiệm, kiến thức. Việc ôn thi học kì 1 kĩ lưỡng sẽ giúp các bạn có thêm tự tin trước khi bước vào kì thi sắp tới. Mời các bạn tải miễn phí các đề thi học kì 1 lớp 6 các môn Toán, Văn, Anh,... về ôn luyện.

      bởi hiroki natsumy 05/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF