OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày sự vận động tự quay quanh trục và chuyển động quanh mặt trời của trái đất?

Câu 1:Trình bày được các vận động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.Nêu hệ quả của các chuyển động trên

Câu 2:-Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ và vẽ sơ đồ các hướng chính

-Rèn luyện cách xác định hướng trên bản đồ và xá định tọa độ địa lí trên bản đồ

Câu 3:Vận dụng kiến thức đã học để giái thích câu tục ngữ''Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,ngày tháng mười chưa cười đã tối''

  bởi Nguyễn Xuân Ngạn 10/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Câu 1:
    1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất

    a. Mô tả chuyển động
    - Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
    - Hướng: Tây sang Đông
    - Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
    b. Hệ quả
    - Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
    -Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
    phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
    - Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
    - Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
    Nam bán cầu lệch trái.
    2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
    a. Mô tả chuyển động:
    - Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
    - Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
    - Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
    - Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
    - Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
    không đổi hướng
    b. Hệ quả
    - Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
    - Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
    lạnh đêm dài hơn ngày.
    - Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.
    Câu 2:

    – Kinh tuyến:
    + Đầu phía trên của đường Kinh tuyến là hướng Bắc.
    + Đầu phía dưới của đường Kinh tuyến là hướng Nam.
    – Vĩ tuyến:
    + Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.
    + Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.
    – Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào Kinh tuyến, Vĩ tuyến
    – Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.
    Hinh 10. Các hướng chính và Hình 11. Tọa độ địa lí của điểm C
    Câu 3:
    - "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.

    - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng"
    - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

      bởi Mai Đức Phong Thiên 10/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF