OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày đặc điểm và hệ quả của vận động tự quay quanh trục của trái đất

1.trình bày đặc điểm và hệ quả của vận động tự quay quanh trục của trái đất. vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp

2.trình bày đặc điểm của vận động của trái đất quay xung quanh mặt trời ,nếu trái đất chuyển động tịnh tiến quanh mặt trời nhưng ko quay quay trục thì điều gì sẽ xảy ra

3.cấu tạo trái đất gồm mấy lớp ,nêu đặc điểm của các lớp đó nêu vai trò của ,lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người

4.So sánh sự giống và khác nhau giữa núi lửa và động đất ,biện pháp giảm thiểu tác hại của núi lửa và động đất

  bởi kudo shinichi 17/12/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Câu 1

    1. Sự vận động của Trái Đất quay quanh trục.

    • Trái Đất quay từ Tây sang Đông với độ ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
    • Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ
    • Người ta chi bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng đó gọi là giờ khu vực.
    • Giờ gốc(GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (giờ quốc tế)
    • Phía Đồn có giờ sớm hơn giờ phía Tây
    • Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.

    2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

    a. Hiện tượng ngày đêm

    • Do Trái Đất dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Do đó, nửa được chiếu sáng sẽ là ban ngày, nửa bị che khuất nằm trong bóng tối là ban đêm.
    • Nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

    b. Do sự vận đông tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

    • Bán cầu Bắc: Lệch bên phải

    Bán cầu Nam: Lệch bên trái

    Câu 2

    1.- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông 

    - Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ 

    - Quỹ đạo chuyển động: hình elip 

    - Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến 

    - Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau. 

    2.Trái Đất vẫn có ngày và đêm 
    - Một năm chỉ có một ngày và một đêm 
    - Ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng 
    - Ban ngày, mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội 
    - Ban đêm sẽ trở lên rất lạnh
    - Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nữa cầu ngày và đêm. Từ đó hình thành những luồn gió cực mạnh 
    - Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống

    Câu 3:

    - Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

    • Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
    • Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
    • Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

    - Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

    Câu 4:

    Khác nhau:

    Núi lửa : Là hình thức phun trào ở măcma từ ở dưới sâu lên mặt đất.

    Động đất : Là hiện tượng xảy ra đột ngột từ 1 điểm ở dưới sâu , trong lòng đất . làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển .

    Những biện pháp để hạn chế những thiệt hại lớn do cả hai gây ra là :

    -Xây nhà chịu được các chấn động lớn

    -Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán

    Giống nhau

    - Đều là nội lực, sinh ra từ bên trong Trái Đất

    -Đều gây tác hại lớn với đời sống con người

    Biện pháp:

    Những biện pháp để hạn chế những thiệt hại lớn do cả hai gây ra là :

    -Xây nhà chịu được các chấn động lớn

    -Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán
    vi phạm

    CHÚC BẠN HỌC TỐTsmiley

      bởi Ngô Huỳnh Anh 18/12/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • 1. Sự luân phiên ngày, đêm

    Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

    2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

    Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ờ các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời)Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.


     

      bởi Lê Trần Khả Hân 18/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF