OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?

Câu 1. Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
Câu 2. Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Câu 3. Quan sát hình 33 SGK, mô tả những gì em trông thấy về tác hại của một trận động đất.

  bởi hà trang 26/10/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Câu 1. Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?

    Trả lời:

    - Nhũng khoáng sản được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mác ma) rồi được đưa lên gần mặt đất tạo thành mỏ nội sinh.

    - Những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích tạo thành mỏ ngoại sinh.

    Câu 2. Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

    Trả lời:

    Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:

    - Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.

    - Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.

    - Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi

    Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.

    Câu 3. Quan sát hình 33 SGK, mô tả những gì em trông thấy về tác hại của một trận động đất.

    Tác hại của động đất theo hình 33 SGK:

    Trận động đất xảy ra ở khu vực thành phố. Những ngôi nhà xây kiên cố đã bị phá huỷ, chỉ còn là đống gạch vụn. Chắc chắn là sự đổ vỡ này đã làm nhiều người thiệt mạng hoặc bị thương. Nơi đây là thành phố, vì thế đường sá, cầu cống cũng bị phá huỷ.

      bởi Ngọc Hoàn Lưu 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF