Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 1:Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 2:Nêu giá trị kinh tế của sông và hồ.
Câu 3:Tại sao nước biển lại có vị mặn? Độ mặn của nước biển trên thế giới có giống nhau ko?Tại sao?
Câu 4:Tại sao nhưng nơi có dòng biển ảnh hưởng đến khí hậu nơi chúng đi qua?Dòng biển là j?
Giúp em với!Nguyễn Công Tỉnh, Thiên Ân,...
Câu trả lời (11)
-
* Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
Nguồn chép: vn,answers,yahoo.com :)))))))bởi Khánh Ngọc 26/09/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
Câu 1:Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:
- Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.
- Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.
Câu 2:Nêu giá trị kinh tế của sông và hồ.
- Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ
- Giá trị thuỷ điện
- Giao thông vận tải và du lịch
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản
- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.Câu 3:Tại sao nước biển lại có vị mặn?
Nước biển là một hỗn hợp phức tạp của các loại muối khoáng và hợp chất từ xác sinh vật biển bị phân hủy. Hầu hết muối khoáng trên đại dương được tích tụ dần dần. Đây là kết quả từ các quá trình làm nguội mắcma trên vỏ Trái Đất bởi phong hóa và xối mòn. Khi núi được hình thành, nước mưa, các dòng suối đã mang các loại khoáng chất từ trên đất liền đổ ra biển và tích tụ dần thành một lượng lớn như ngày nay. Một số loại muối trong đại dương cũng có nguồn gốc từ trong đá và các trầm tích bên dưới đáy biển. Một nguồn muối khác của đại dương là từ các loại chất rắn và khí thoát ra khỏi vỏ Trái Đất bằng các miệng núi lửa. Núi lửa sẽ mang các loại hợp chất bên trong lòng Trái Đất thoát ra bên ngoài và tích tụ lại trong đại dương.
Độ mặn của nước biển trên thế giới có giống nhau ko?Tại sao?
- Không vì độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.Câu 4:Tại sao nhưng nơi có dòng biển ảnh hưởng đến khí hậu nơi chúng đi qua?
Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.Dòng biển là j?
Dòng biển : là sự đi chuyển của nước biển theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các loài gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
bởi Trần Yến 26/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
* Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại khác nhau:
- Hồ móng ngựa là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)
- Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada...
- Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông
- Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi
- Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này rất nông
bởi Trần Cường 26/09/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
Diễn giải theo Địa Lý thì:
* Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
Ghi chú: Nước trong hồ vẫn có thể chảy đi nơi khác được (ví dụ hồ thủy điện sông Đà, nếu nước trong hồ mà không chảy được đi đâu thì làm sao sản xuất ra điện!)bởi Nguyễn Cường 26/09/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
4.Khác nhau:
-Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
-Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
3. Độ muối ( độ nước mặn của biển) khác nhau do tác động của các yếu tố:
-Nhiệt độ của nước biển ( các dòng hải lưu nóng, lạnh)
-Lượng bay hơi nước.
-Nhiệt độ môi trường không khí.
-Lượng mưa.
-Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở)
-Số lượng nước sông đổ ra biển.
bởi Nguyễn Bình 26/09/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
_Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
_ Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền. =>Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
bởi Nguyễn Đức 26/09/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
Sông và hồ khác nhau thế nào?
Trả lời:
Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:
- Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.
- Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.
Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông?
Trả lời:
Tồng lượng nước trong mùa cạn là % lượng nước trong các tháng mùa cạn so với tổng lượng nước cả năm.
Tổng lượng nước trong mùa lũ là % lượng nước trong các tháng mùa lũ so với tổng lượng nước cả năm.
bởi Nguyễn Phương An 26/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
_Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
_ Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền. =>Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
bởi Đỗ Thanh Tâm 26/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
xem lai đáp án của mình của cau hỏi truoc nhe
bởi Diệu Hiền 27/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
1 sông chảy liên tục
hồ thì chỉ đứng yên nhé
2 Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ
- Giá trị thuỷ điện
- Giao thông vận tải và du lịch
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản
- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.3 Nước biển có vị mặn vì nó chứa một lượng muối lớn. Theo ước tính của các nhà khoa học, các đại dương trên Trái Đất chứa hàm lượng muối NaCl vào khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. khác nhau nhé vì Độ mặn của biển và đại dương tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng 2 yếu tố quan trọng nhất là nguồn nước từ sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
bởi phùng kim huy 12/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
* Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được. * Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền. Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
bởi hiroki natsumy 04/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản