OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sông và hồ khác nhau như thế nào?

1.sông và hồ khác nhau như thế nào?

2.trình bày hình thức vận động của nước biển và đại dương ? nêu ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu ve bờ ?

3.nêu đặc điểm khí hậu nhiệt, đới ôn đới, hàn đới?

3.sự thay đổi nhiệt độ của ko khí phụ thuộc vào các yếu tố nào?

  bởi Aser Aser 29/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • 1 Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
    * Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.

    Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.

    2a. Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

    -Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sẽ sinh ra sóng thần

    b.Thủy triều:-Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.

    -Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

    c.Dòng biển: - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
    -Nguyên nhân chủ yếu là do các
    loại gió thổi thường xuyên ở Trái
    Đất như gió tín phong và gió Tây
    ôn Đới....
    Các dòng biển có ảnh hưởng
    rất lớn đến khí hậu các vùng ven
    biển mà chúng chảy qua

    3

    Đới nóng (nhiệt đới):
    + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
    + Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
    + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
    - Ôn đới (đới ôn hòa):
    + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
    + Lượng nhiệt: trung bình.
    + Lượng mưa: 500-1000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
    - Hàn đới (Đới lạnh)
    + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
    + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
    + Lượng mưa: dưới 500mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

    4

    Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
    +Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao.
    + Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0.6 độ C.
    + Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.
      bởi vũ anh quân 29/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - * Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
    * Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.

    Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.

    - * Đá mẹ: Đá mẹ phá hủy tạo ra mẫu chất, mẫu chất biến đổi tạo ra đá. -> Nguồn gốc ban đầu của đất là đá mẹ. - Các thành phần hóa học của đá mẹ được phản ánh trong thành phần hóa hoạc của đất. - Vai trò của đá mẹ đối với đất tỉ lệ nghịch với thời gian hình thành đất. * Khí hậu. - Nhân tố khí hậu tác động đến quá trình hình thành đất vừa trực tiếp vừa gián tiếp. + Trực tiếp: nhiệt độ, mưa... + Gián tiếp: sinh vật. - Trên thế giới có nhiều đai khí hậu khác nhau. Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới, ứng với mỗi đai khí hậu này có tỉ lệ sinh vật tương ứng, do đó xuất hiện những loại đất đi kèm. * Sinh Vật: - Khi có sụ sống, lúc đo sinh vật mới được hình thành trên đất. - Không cso đất thì không có sự sống. - Trong sinh vật nói chung thì thực vật bậc cao có vai trò quan trọng nhất trong sự hình thành đất. - Những loài sinh vật khác nhau thì tác động lên sự hình thành đất khác nhau, mối quan hệ giữa đất và sinh vật mối quan hệ 2 chiều.

      bởi Thánh Thiện Thành 30/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1)Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy,từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông.

    Hồ là những vũng nước tự nhiên trên đất liền không trực tiếp thông ra biển.

    2)

    - Đới nóng (nhiệt đới):
    + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
    + Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
    + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
    - Ôn đới (đới ôn hòa):
    + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
    + Lượng nhiệt: trung bình.
    + Lượng mưa: 500-1000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
    - Hàn đới (Đới lạnh)
    + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
    + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
    + Lượng mưa: dưới 500mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
    3)
    - Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
    +Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao.
    + Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0.6 độ C.
    + Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.
      bởi Nguyễn Khánh Toàn 31/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF