OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sông và hồ khác nhau như thế nào?

1. Sông và hồ khác nhau như thế nào?

2. Trình bày sự phân bố các đai khí áp

  bởi Anh Trần 02/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • 2. Trình bày sự phân bố các đai khí áp

    - Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo
    - Các đai khí áp phân bố ko liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt
    *Các loại gió :
    1. Gió Tây ôn đới:
    - Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới
    - Thời gian hoạt động: quanh năm.
    - Hướng tây là chủ yếu.
    - Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều

    2. Gió mậu dịch:

    - Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp Xđạo.
    - Thời gian hoạt động: quanh năm.
    - Hướng : Đông Bắc (Bán cầu bắc) Đông Nam (Bán cầu nam).
    - Tính chất của gió: Khô, ít mưa .

    3. Gió Mùa:

    - Là loại gió thổi 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.
    - Loại gió này không có tính vành đai.
    - Thường có ở đới nóng ( Ấn Độ, ĐNA…) và phía Đông các lục địa thuộc vĩ độ trung bình như Đông Á , Đông nam Hoa Kỳ…
    - Có 2 loại gió mùa:
    + Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa 2 bán cầu( vùng nhiệt đới).

    4. Gió địa phương:

    a. Gió đất, gió biển:
    - Hình thành ở vùng bờ biển.
    - Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
    - Ban ngay, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại.
    b. Gió Phơn:
    - Là loại gió biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

    1. Sông và hồ khác nhau như thế nào?

    Sông Hồ
    Khái niệm - Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa. - Là một lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.
    Cấu tạo - Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu,... tạo thành hệ thống sông. - Cấu tạo đơn giản hơn sông.
      bởi Diễm Quỳnh 02/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sự khác nhau giữa sông và hồ:

    * Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được. 
    * Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền. 

    Giá trị kinh tế của sông:

    - Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ 
    - Giá trị thuỷ điện 
    - Giao thông vận tải và du lịch 
    - Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản 
    - Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.

     9 hệ thống sông lớn nhất ở nước ta:  sông Hồng,sông Thái Bình, sông Kì Cùng – Bằng Giang,sông Mã, sông Cả, sôngThu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Mê Công (Cửu Long).
     

      bởi Lê Thị Huệ 03/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF