OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí?

Các bn giúp mik làm đề này nha!!!

1) Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí? Tần nào chủ yếu xảy ra các hiện tượng, khí tượng? Vì sao?

2) Nhiệt độ không khí thay đổi theo những yếu tố nào? Cho ví dụ?

3) Nêu đặc điểm các đới khí hậu?

Giúp nha mik cần rất gấp lun rất rất gấp, ai nhanh đúng mik tick cho!!!!☺

  bởi Nguyễn Tiểu Ly 01/11/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 2)- Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
    +Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao.
    + Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0.6 độ C.
    + Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.
    3)- Đới nóng (nhiệt đới):
    + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
    + Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
    + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
    - Ôn đới (đới ôn hòa):
    + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
    + Lượng nhiệt: trung bình.
    + Lượng mưa: 500-1000mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
    - Hàn đới (Đới lạnh)
    + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
    + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
    + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
    + Lượng mưa: dưới 500mm.
    + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

    1)Tầng đối lưu : Tầng khí quyển sát với mặt đất có độ cao từ 8-17 km (5-11 dặm). Đây là tầng khí quyển quen thuộc nhất với chúng ta. Mọi hiện tượng thời tiết tác động trực tiếp tới chúng ta (gió, mưa, bão…) hầu như đều xảy ra trong tầng đối lưu. Do gần Trái Đất nhất, tầng đối lưu cũng có mật độ không khí dày đặc nhất (chiếm hơn 50% lượng khí quyển của toàn Trái Đất). Được phản chiếu nhiệt từ vỏ Trái Đất, đây cũng là tầng khí quyển “ấm áp” nhất.

    Tầng bình lưu : Nằm ngay trên đầu tầng đối lưu với độ cao từ 17-50km (11-31 dặm), tầng bình lưu là nơi chứa lớp ozone bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím từ Mặt Trời. Trái ngược với tầng đối lưu là càng lên cao càng lạnh, chính nhờ việc ozone hấp thụ các tia cực tím mà ở tầng bình lưu thì nhiệt độ lại tăng lên theo độ cao.

    Tầng giữa : Tầng này nằm cách Trái Đất khoảng 85km (53 dặm), không chứa ozone và là tầng khí quyển lạnh nhất trong 5 tầng khí quyển của Trái Đất.

    Tầng nhiệt quyển : Ở trên cao 640km (400 dặm) so với Trái Đất, tầng nhiệt quyển chứa một lớp mỏng không khí và là tầng khí quyển nóng nhất vì tầng này không có ozone hấp thụ nhiệt nữa. Nhiệt độ ở đây có thể lên tới 1700 độ C.

    Tầng ngoại quyển : Đây là tầng ngoài cùng của bầu khí quyển Trái Đất, nơi mà khí quyển của Trái Đất tiếp xúc với cả không gian vũ trụ bên ngoài. Một số nhà khoa học tin rằng tầng khí quyển này ở độ cao 9600km (6000 dặm) so với Trái Đất.

      bởi Đặng Yến 01/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF