Giải bài 6 tr 58 sách GK Hóa lớp 9
Để xác định phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm nhôm và magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568ml khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng thấy còn lại 0,6g chất rắn.
Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 6
Ở thí nghiệm 2: Al tác dụng hết với NaOH, còn Mg không phản ứng nên khối lượng Mg là 0,6g.
\(n_{Mg} = \frac{0,6 }{ 24}= 0,025 \ mol\)
Phương trình phản ứng:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
Gọi nAl = x
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑
nH2 = nMg = 0,025
Theo đề bài ta có:
\(0,025 + \frac{3x}{2} = \frac{1568 }{22400 }= 0,07\)
Giải ra ta có: x= 0,03 mol
⇒ mAl = 0,03 x 27 = 0,81g
\(\\ \% m_{Al }= \frac{0,81 \times 100 \%}{ (0,81+0,6) }= 57,45 \ \% \\ \\ \% m = 100 \% - 57,45 \% = 42,55 \ \%.\)
-- Mod Hóa Học 9 HỌC247
Video hướng dẫn giải bài 6 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 58 SGK Hóa học 9
Bài tập 5 trang 58 SGK Hóa học 9
Bài tập 18.1 trang 22 SBT Hóa học 9
Bài tập 18.2 trang 22 SBT Hóa học 9
Bài tập 18.3 trang 22 SBT Hóa học 9
Bài tập 18.4 trang 22 SBT Hóa học 9
Bài tập 18.5 trang 23 SBT Hóa học 9
Bài tập 18.6 trang 23 SBT Hóa học 9
Bài tập 18.7 trang 23 SBT Hóa học 9
-
Nhúng thanh nhôm vào dung dịch \(Cu{(N{O_3})_2}\) sau một thời gian thấy hiện tượng gì xảy ra:
bởi Lê Văn Duyệt 25/01/2021
A. màu xanh lam nhạt dần và có kết tủa màu đỏ lắng xuống đáy ống nghiệm.
B. màu xanh lam chuyển dần nâu đỏ và có chất rắn màu đỏ bám vào thanh nhôm.
C. màu xanh lam đậm dần và có chất rắn màu trắng bám vào thanh nhôm.
D. màu xanh lam nhạt dần và có chất rắn màu đỏ bám vào thanh nhôm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Al(OH)3
B. AlCl3
C. Al2O3
D. Al2(SO4)3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Fe
B. Mg
C. Na
D. Al
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nung Al và \(F{e_3}{O_4}\) (không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu được hỗn hợp A. Nếu cho A tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc). Nếu cho A tác dụng với \({H_2}S{O_4}\) đặc, nóng dư được 1,428 lít SO2 duy nhất (đktc). % khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là:
bởi Thu Hang 25/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Nung hỗn hợp gồm 15,2 gam \(C{r_2}{O_3}\) (Cr = 52) và m gam Al. Sau phản ứng hoàn toàn, được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc). Tính giá trị của V?
bởi Anh Hà 25/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có 9,66 gam hỗn hợp bột nhôm và \(F{e_3}{O_4}\. Tiến hành nhiệt nhôm hoàn toàn rồi hòa tan hết hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl được 2,688 lít H2 (đktc). Khối lượng nhôm trong hỗn hợp ban đầu là?
bởi Meo Thi 25/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp X gồm Al, \(F{e_2}{O_3}\) có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử \(F{e_2}{O_3}\) thành Fe).
bởi Hoang Vu 24/01/2021
Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nung m gam hỗn hợp Al, \(F{e_2}{O_3}\) đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng dư, sinh ra 3,08 lít khí H2 ở đktc. Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 0,84 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:
bởi Lê Viết Khánh 24/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm \(F{e_2}{O_3}\) và Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là:
bởi Kieu Oanh 24/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hỗn hợp X gồm \(F{e_3}{O_4}\) và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm:
bởi Nguyễn Vũ Khúc 25/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng \(F{e_2}{O_3}\) sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Hỏi lượng nhôm đã dùng m là:
bởi Hoai Hoai 25/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trộn 8,1 gam Al và 48 gam \(F{e_2}{O_3}\) rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:
bởi Bảo Lộc 25/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí.
bởi Mai Linh 24/01/2021
Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? (giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X.
bởi Minh Tuyen 25/01/2021
Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tính giá trị của m?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là :
bởi Nguyen Dat 24/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cặp chất nào dưới đây có phản ứng?
bởi Dương Quá 24/01/2021
A. Al + HNO3 đặc, nguội
B. Fe + HNO3 đặc, nguội
C. Al + HCl
D. Fe + Al2(SO4)3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng:
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 24/01/2021
A. Hematit
B. Manhetit
C. Boxit
D. Pirit.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong do
bởi Hương Lan 25/01/2021
A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
D. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch \(CuS{O_4}\). Xảy ra hiện tượng:
bởi Sasu ka 24/01/2021
A. Không có dấu hiệu phản ứng.
B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại:
bởi Trong Duy 25/01/2021
A. Cu, Ag
B. Ag
C. Fe, Cu
D. Fe
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhôm bền trong không khí là do
bởi Bo Bo 24/01/2021
A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
B. nhôm không tác dụng với nước.
C. nhôm không tác dụng với oxi.
D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính:
bởi Quynh Anh 24/01/2021
A. dẻo
B. dẫn điện.
C. dẫn nhiệt.
D. ánh kim.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhôm là kim loại
bởi Quynh Nhu 24/01/2021
A. dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại.
B. dẫn điện và nhiệt đều kém
C. dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kèm.
D. dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bạn An làm thí nghiệm sau: Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn và quan sát. Hãy giúp bạn An nêu hai hiện tượng giải thích và viết phương trình hóa học của thí nghiệm trên.
bởi Đào Thị Nhàn 19/06/2020
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong thí nghiệm sau: Ngâm thanh Nhôm vào dung dịch CuSO4 trong một thời gian ngắn.
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 18/06/2020
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóaTheo dõi (0) 0 Trả lời
-
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 13 . A thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
bởi Doan Thuong 19/03/2020
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 13 . A thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngâm nhôm lâu ngày trong nước có xảy ra hiện tượng gì khôngTheo dõi (1) 2 Trả lời