Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 29 Anken giúp các em học sinh viết được các loại đồng phân của anken, đọc tên 1 số anken đơn giản. Viết các ptpư thể hiện tính chất của anken. Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập nhận biết. Sự giống và khác nhau trong tính chất hoá học giữa anken và ankan.
-
Bài tập 1 trang 132 SGK Hóa học 11
So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa?
-
Bài tập 2 trang 132 SGK Hóa học 11
Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 7
-
Bài tập 3 trang 132 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:
a) Propilen tác dụng với hidro, đun nóng (xúc tác Ni).
b) But-2-en tác dụng với hirdo clorua.
c) Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit.
d) Trùng hợp but-1-en.
-
Bài tập 4 trang 132 SGK Hóa học 11
Trình bày phương pháp hóa học để:
a) Phân biệt metan và etilen.
b) Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.
c) Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 132 SGK Hóa học 11
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?
A. Butan
B. But-1-en
C. Cacbon đioxit
D. Metylpropan
-
Bài tập 6 trang 132 SGK Hóa học 11
Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom thấy dung dịch bị nhạt màu và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,90gam.
a) Viết các phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên.
b) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
-
Bài tập 29.1 trang 44 SBT Hóa học 11
Hợp chất sau có tên là gì?
A. 2-đimetylpent-4-en.
B. 2,2-đimetylpent-4-en.
C. 4-đimetylpent-l-en.
D. 4,4-đimetylpent-l-en.
-
Bài tập 29.2 trang 44 SBT Hóa học 11
Hợp chất sau có tên là gì?
A. 3-metylenpentan
B. 1,1-đietyleten
C. 2-etylbut-1-en
D. 3-etylbut-3-en
-
Bài tập 29.3 trang 44 SBT Hóa học 11
Nhận xét sau đây là sai ?
A. Tất cả các anken đều có công thức là CnH2n.
B. Tất cả các chất có công thức chung CnH2n đều là anken.
C. Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch brom.
D. Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch KMnO4.
-
Bài tập 29.4 trang 44 SBT Hóa học 11
Hợp chất 2,4-đimetylhex-1-en ứng với công thức cấu tạo nào cho dưới đây?
A.
B.
C.
D.
-
Bài tập 29.5 trang 45 SBT Hóa học 11
Để phân biệt etan và eten, dùng phản ứng nào cho dưới đây là thuận tiện nhất ?
A. Phản ứng đốt cháy
B. Phản ứng cộng với hiđro
C. Phản ứng với nước brom
D. Phản ứng trùng hợp
-
Bài tập 29.6 trang 45 SBT Hóa học 11
Chất X có công thức phân tử C4H8. X có thể làm mất màu dung dịch brom và khi tác dụng với HCl tạo ra một sản phẩm duy nhất. Tên chất X đó là
A. xiclobutan.
B. but-1-en.
C. but-2-en.
D. 2 metylprop-1-en.
-
Bài tập 29.7 trang 45 SBT Hóa học 11
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba khí: etan, etilen và cacbon đioxit.
-
Bài tập 29.8 trang 45 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một anken, Khối lượng hỗn hợp A là 9 gam và thể tích là 8,96 lít. Đốt cháy hoàn toàn A, thu được 13,44 lít CO2. Các thể tích được đo ở đktc.
Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng chất trong A.
-
Bài tập 29.9 trang 45 SBT Hóa học 11
0,7 g một anken có thể làm mất màu 16,0 g dung dịch brom (trong CCl4) có nồng độ 12,5%.
1. Xác định công thức phân tử chất A.
2. Viết công thức cấu tạo của tất cả các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử tìm được. Ghi tên từng đồng phân.
-
Bài tập 29.10 trang 45 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa eten và hiđro. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì A biến thành hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0.
Tính hiệu suất phản ứng cộng hiđro của eten.
-
Bài tập 29.11 trang 45 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8,0.
Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
-
Bài tập 29.12 trang 46 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa hiđro và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của A đối với hiđro là 8,26. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 11,80.
Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
-
Bài tập 29.13 trang 46 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 13,44 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì thu được 10,08 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng nước brom thì màu của dung dịch nhạt đi, khối lượng của bình tăng thêm 3,15 g. Sau thí nghiệm, còn lại 8,4 lít hỗn hợp khí C có tỉ khối đối với hiđro là 17,80. Biết các thể tích được đo ở đktc và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.
-
Bài tập 29.14 trang 46 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml A, thu được 210 ml khí CO2. Nếu đun nóng nhẹ 100 ml A có mặt chất xúc tác Ni thì còn lại 70 ml một chất khí duy nhất. Các thể tích khí đều đo ở cùng một điều kiện.
1. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A.
2. Tính thể tích oxi vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 100 ml A.
-
Bài tập 1 trang 158 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [...] ở mỗi câu sau:
a) Anken là hidrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đối C = C [...]
b) Anken là hidrocacnon có công thức phân tử CnH2n [...]
c) Anken là hidrocacbon không no có công thức phân tử CnH2n [...].
d) Anken là hidrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa môt liên kết đối C=C [...].
-
Bài tập 2 trang 158 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo chung cho anken. Hãy so sánh thành phần và đặc điểm cấu tạo của anken với ankan và monoxicloankan.
-
Bài tập 3 trang 158 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy viết công thức cấu tạo các anken sau:
a) pent-2–en
b) 2-metylbut-1-en
c) 2-metylpent-2-en
d) isobutilen
e) 3- metylhex-2-en
f) 2,3-đimetylbut-2-en
-
Bài tập 4 trang 158 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Xiclobutan có phải là đồng phân của các buten hay không, nếu có thì là đồng phân loại gì ?
b) Hãy lấy thí dụ để chứng tỏ rằng số lượng đồng phân của anken nhiều hơn của ankan có cùng nguyên tử C và lí giải vì sao lại như vậy ?
-
Bài tập 5 trang 158 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Vì sao but-2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không?
b) Có cả thảy 6 penten đồng phân, hãy viết công thức, gọi tên và nói rõ chúng thuộc những loại đồng phân nào?
-
Bài tập 1 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào dấu [...] ở mỗi câu sau:
a) Anken là chất kị nước. [...].
b) Anken là chất ưa dầu mỡ. [...].
c) Liên kết đôi kém bền hơn liên kết đơn. [...].
d) Liên kết π kém bền hơn liên kết σ. [...].
-
Bài tập 2 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Vì sao anken hoạt động hóa học hơn hẳn ankan? Hãy viết phương trình hóa học của propen dưới tác dụng của các tác nhân và điều kiện phản ứng sau:
a) Br2 trong CCl4
b) HI
c) H2SO4 98%
d)H2O/H+,to
e) KMnO4/H2O
g) Áp suất và nhiệt độ cao.
-
Bài tập 3 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ.
b) Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.
-
Bài tập 4 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hidro hóa hoàn toàn một mẫu olefin thì hết 448ml H2 và thu được một ankan phân nhanh. Cũng lượng olefin đó khi tác dụng với brom thì tạo thành 4,32 gam dẫn xuất đibrom. Biết rằng hiệu suất của các phản ứng đạt 100% và thể tích khí đo ở đktc. Hãy xác định công thức cấu tạo, gọi tên olefin đã cho.
-
Bài tập 5 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Có 3 anken A1, A2, A3 khi cho tác dụng với H2 có xúc tác Ni ở 50oC đều tạo thành 2-metylbutan. Hãy xác định công thức cấu tạo, gọi tên 3 anken đó và cho biết quan hệ đồng phân giữa chúng.
-
Bài tập 6 trang 164 SGK Hóa học 11 nâng cao
Một hỗn hợp khí gồm 1 anken và 1 ankan có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Hỗn hợp này vừa đủ làm mất màu 80 gam dung dịch 20% brom trong CCl4. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp đó thì tạo thành 13,44 lít CO2 (đktc).
a) Xác định công thức cấu tạo của ankan và anken đã cho.
b) Xác định tỉ khối của hỗn hợp đó so với không khí.
-
Bài tập 7 trang 165 SGK Hóa học 11 nâng cao
2,8 gam anken A vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 8 gam Br2,
a) Viết phương trình hóa học (dùng công thức chung của anken (CnH2n) và tính khối lượng mol phân tử của A.
b) Biết rằng hidrat hóa Anken A thì thu được chỉ một ancol duy nhất. hãy cho biết A có thể có cấu trúc như thế nào?
-
Bài tập 8 trang 165 SGK Hóa học 11 nâng cao
Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5 (SGK)
a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5?
b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.
-
Bài tập 9 trang 165 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Viết công thức cấu trúc các hidrocacbon sinh ra khi đề hidro hóa butan với xúc tác ở nhiệt độ 500oC.
b) Nêu ý nghĩa của phản ứng trên.
-
Bài tập 10 trang 165 SGK Hóa học 11 nâng cao
Trong số 20 hóa chất được sản xuất nhiểu nhất H2SO4 đứng đầu, etilen chiến vị trí thứ tư, propilen đứng thứ 9, clo xếp thứ 10,… Hãy nêu lí do làm cho etilen và propilen chiếm được thứ bậc cao như vậy, dùng những phản ứng hóa học đề minh họa cho ý kiến của mình.