Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 19 Luyện tập: Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng giúp các em học sinh khắc sâu phần kiến thức của Cacbon, Silic và hợp chất oxit, axit và muối của chúng.
-
Bài tập 1 trang 86 SGK Hóa học 11
Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit?
-
Bài tập 2 trang 86 SGK Hóa học 11
Phản ứng hóa học không xảy ra ở những cặp chất nào sau đây?
a) C và CO
b)CO2 và NaOH
c) K2CO3 và SiO2
d) H2CO3 và Na2SiO3
e) CO và CaO
g) CO2 và Mg
h) SiO2 và HCl
i) Si và NaOH
-
Bài tập 3 trang 86 SGK Hóa học 11
Có các chất sau: CO2, Na2 CO3, C, NaOH, Na2SiO3, H2SiO3. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất và viết phương trình hóa học.
-
Bài tập 4 trang 86 SGK Hóa học 11
Cho 5,94 g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần hỗn hợp đầu là:
A. 3,18 g Na2CO3 và 2,76 g K2CO3
B. 3,81 g Na2CO3 và 2,67 g K2CO3
C. 3,02 g Na2CO3 và 2,25 g K2CO3
D. 4,27 g Na2CO3 và 3,82 g K2CO3
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 86 SGK Hóa học 11
Để đốt cháy 6,80g hỗn hợp X gồm hidro và cacbon monooxit cần 8,96 lít oxi (đo ở đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X?
-
Bài tập 6 trang 86 SGK Hóa học 11
Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%?
-
Bài tập 19.1 trang 26 SBT Hóa học 11
Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, HCl
B. Al, HNO3 đặc, AgNO3
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3
D. NH4Cl, KOH, AgNO3
-
Bài tập 19.2 trang 26 SBT Hóa học 11
Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng
B. F2, Mg, NaOH
C. HCl. Fe(NO3)3, CH3COOH
D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
-
Bài tập 19.3 trang 27 SBT Hóa học 11
Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không xảy ra được?
A. SiO2 + Na2CO3 to→ Na2SiO3 + CO2
B. SiO2 + 2C to→ Si + 2CO
C. SiO2 + 4HCl to→ SiCl4↑ + 2H2O
D. SiO2 + 4HF to→ SiF4↑ + 2H2O
-
Bài tập 19.4 trang 27 SBT Hóa học 11
Silic đioxit phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. KOH, HCl, Mg
B. Na2CO3, HF, Mg
C. NaOH, HCl, Al
D. KOH, HF, O2
-
Bài tập 19.5 trang 27 SBT Hóa học 11
Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:
SiO2 (1)→ Si (2)→ Na2SiO2 (3), (4)↔ H2SiO3 (5)→ SiO2 (6)→ CaSiO3
-
Bài tập 19.6 trang 27 SBT Hóa học 11
Hãy chỉ ra ba phản ứng trong đó CO thể hiện tính khử và ba phản ứng trong đó CO2 thể hiện tính oxi hóa.
-
Bài tập 19.7 trang 27 SBT Hóa học 11
Cân bằng sau đây được thiết lập khi hòa tan khí CO2 trong nước CO2 + H2O ↔ H2CO3. Cân bằng đó chuyển dịch như thế nào khi đun nóng dung dịch, khi thêm NaOH và khi thêm HCl? Giải thích.
-
Bài tập 19.8 trang 27 SBT Hóa học 11
Cho 14,3 g Na2CO3.10H2O vào 200 g dung dịch CaCl2 3,00%. Sau phản ứng, cho từ từ 1,500 lít (đktc) khí CO2 vào hỗn hợp thu được, rồi lọc lấy kết tủa. Tính khối lượng kết tủa, biết rằng chỉ có 60% lượng CO2 tham gia phản ứng.
-
Bài tập 1 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết công thức cấu tạo của:
a) Canxi cacbua
b) Nhôm cacbua
c) Cacbon tetraforua.
Trong các chất trên số oxi hóa của cacbon là bao nhiêu?
-
Bài tập 2 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Tại sao cacbon monoxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?
b) Hãy phân tích biệt khí CO và khí H2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.
-
Bài tập 3 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Làm thế nào để phân biệt khí CO2 và khi O2.
- Bằng phương pháp vật lí
- Bằng phương pháp hóa học?
b) Làm thế nào để phân biệt muối natri cacbonat và muối sunfit?
-
Bài tập 4 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao
Khi nung hỗn hợp gồm cát trắng và than cốc trong lò điện đến 3500o C, thì thu được một hợp chất chứa khoảng 70% Si và khoảng 30%C. Viết phương trình hóa học của phản ứng đó biết rằng một trong các sản phẩm của phản ứng là cacbon monoxit.
-
Bài tập 5 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành
A. xanh
B. tím
C. đỏ
D. không màu
b) Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian màu chuyển thành
A. xanh
B. tím
C. đỏ
D. không màu
-
Bài tập 6 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết các phương trình hóa học của phản ứng biểu diễn sơ đồ chuyển hóa sau:
CO2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2 → CO2 → C → CO → CO2
-
Bài tập 7 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao
Xác định thể tích khí hiđro (đktc) thoát ra khi cho lượng dư dung dịch natri hiđroxit tác dụng với một hỗn hợp thu được bằng cách nấu chảy 6 gam magie với 4,5 gam silic đioxit. Giả sử phản ứng tiến hành với hiệu suất 100%.