OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 11 Bài 19: Luyện tập Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng


Nội dung bài học Luyện tập: Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng giúp các em học sinh nắm chắc các tính chất vật lí, hóa học của Cacbon, Silic và hợp chất oxit, axit và muối của chúng. Từ đó vận dụng các kiến thức đã học, kết hợp với kĩ năng tính toán, tư duy logic để giải các bài toán liên quan.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Cacbon Silic
Đơn chất
  • Các dạng thù hình: Kim cương, than chì, Fuleren,...
  • Cacbon chủ yếu thể hiện tính khử:

C + 2CuO  2Cu + CO2

  • Cacbon thể hiện tính oxi hóa: 

C + Al  Al4C3

  • Các dạng thù hình: Silic tinh thể và silic vô định hình
  • Silic thể hiện tính khử:

Si + 2F2  SiF4

  • Silic thể hiện tính oxi hóa:

Si +2Mg Mg2Si

Oxit

CO và CO2

 Với CO:

  • CO là oxit trung tính, (không tạo muối)
  • Có tính khử mạnh
  • 4CO + Fe3O4 3Fe + 4CO2

Với CO2

  • CO2 là oxit axit
  • Có tính oxi hóa
  • CO2 + 2Mg  C + 2MgO
  • Tan trong nước tạo dung dịch axit cacbonic

SiO2

  • Tác dụng với kiềm nóng chảy

SiO2 + NaOH  Na2SiO3 + H2O

  • Tác dụng với dung dịch HF

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Axit

Axit cacbonic (H2CO3)

  • Không bền, phân hủy thành CO2 và nước
  • Là axit yếu, trong dung dịch phân li thành 2 nấc

Axit silixic (H2SiO3)

  • Ở dạng rắn, ít tan trong nước
  • Là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic
Muối

Muối cacbonat

  • Muối cacbonat của kim loại kiềm dễ tan trong nước và bền với nhiệt. Các muối cacbonat khác ít tan và bị nhiệt phân.

CaCO3  CaO + CO2

  • Muối hidrocacbonat dễ tan và dễ bị nhiệt phân

Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O

Muối Silicat

  • Muối Silicat của kim loại kiềm dễ tan trong nước.
  • Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3, K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng, có nhiều ứng dụng trong thực tế.

 

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1:

Viết Phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hoá sau: \(C \to C{O_2} \to CO \to C{O_2} \to NaHC{O_3} \to N{a_2}C{O_3}\)

Hướng dẫn:

1) C + O2  CO2

2) CO2 + C 2CO

3) 2CO + O2 2CO2

4) CO2 + NaOH NaHCO3

5) 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O

Bài 2:

Viết Phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hoá sau: \(Si \to Si{O_2} \to N{a_2}Si{O_3} \to {H_2}Si{O_3} \to Si{O_2} \to Si\)

Hướng dẫn:

1) Si + O2  SiO2

2) SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

3) Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

4) H2SiO3 SiO2 + H2O

5) SiO2 + 2Mg Si + 2MgO

Bài 3:

Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2CO3, NaNO3, Na3PO4?

Hướng dẫn:

  • Quì tím: Nhận biết HCl, NaOH
  • Axit HCl: Nhận biết Na2CO3
  • Dung dịch AgNO3: Nhận biết Na3PO4

Bài 4:

Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn?

Hướng dẫn:

Gọi x là số mol CO tham gia phản ứng

→ Số mol CO2 = x mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

16 + 28x = 11,2 + 44x → x = 0,3

Thể tích CO đã tham gia phản ứng :

V = 0,3.22,4= 6,72 lit

Bài 5:

Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu?

Hướng dẫn:

Chỉ có CuO bị CO khử nên hỗn hợp chất rắn thu được gồm Cu và Al2O3

Ta có : \(\left\{ \begin{array}{l} 80x + 102y = 9,1\\ 64x + 102y = 8,3 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,05\\ y = 0,05 \end{array} \right.\)

Khối lượng CuO = 80.0,05=4(g)

→ %CuO= \(\frac{{4.100}}{{9,1}} = 44\%\) ;%Al2O3 = 56%

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 19 Hóa học 11

Sau bài học cần nắm:

  • Tính chất vật lí, hóa học của Cacbon, Silic và hợp chất oxit, axit và muối của chúng.
  • Từ đó vận dụng các kiến thức đã học, kết hợp với kĩ năng tính toán, tư duy logic để giải các bài toán liên quan.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 19 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 19.

Bài tập 1 trang 86 SGK Hóa học 11

Bài tập 2 trang 86 SGK Hóa học 11

Bài tập 3 trang 86 SGK Hóa học 11

Bài tập 4 trang 86 SGK Hóa học 11

Bài tập 5 trang 86 SGK Hóa học 11

Bài tập 6 trang 86 SGK Hóa học 11

Bài tập 19.1 trang 26 SBT Hóa học 11

Bài tập 19.2 trang 26 SBT Hóa học 11

Bài tập 19.3 trang 27 SBT Hóa học 11

Bài tập 19.4 trang 27 SBT Hóa học 11

Bài tập 19.5 trang 27 SBT Hóa học 11

Bài tập 19.6 trang 27 SBT Hóa học 11

Bài tập 19.7 trang 27 SBT Hóa học 11

Bài tập 19.8 trang 27 SBT Hóa học 11

Bài tập 1 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 3 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 4 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 5 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 6 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 7 trang 100 SGK Hóa học 11 nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 19 Chương 3 Hóa học 11

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF