Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 18 Công nghiệp silicat giúp các em học sinh khắc sâu phần kiến thức Thành phần, tính chất của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng: phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên.
-
Bài tập 1 trang 83 SGK Hóa học 11
Dựa vào các tính chất nào của thủy tinh để tạo ra những vật dụng có hình dạng khác nhau?
-
Bài tập 2 trang 83 SGK Hóa học 11
Một loại thủy tinh có thành phần là Na2SiO3, CaSiO3 và SiO2. Viết phương trình hóa học để giải thích việc dùng axit flohđric để khắc chữ lên thủy tinh đó?
-
Bài tập 3 trang 83 SGK Hóa học 11
Một loại thủy tinh thường chứa 13,0% natri oxit; 11,7 % canxi oxit và 75,3% silic đioxit về khối lượng.
Thành phần của thủy tinh này được biểu diễn dưới dạng các oxit là:
A. 2Na2O. CaO. 6SiO2
B. Na2O. CaO. 6SiO2
C. 2Na2O. 6CaO. SiO2
D. Na2O. 6CaO. 6SiO2
-
Bài tập 4 trang 83 SGK Hóa học 11
Các hợp chất canxi silicat là hợp chất chính của xi măng. Chúng có thành phần như sau: CaO – 73,7%, SiO2 – 26,3% và CaO – 65,1 %, SiO2 – 34,9%. Hỏi trong mỗi hợp chất caxi silicat trên có bao nhiêu mol CaO kết hợp với 1 mol SiO2
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 18.1 trang 26 SBT Hóa học 11
Loại thủy tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO và 70,59% SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là
A. K2O.CaO.4SiO2
B. K2O.2CaO.6SiO2
C. K2O.CaO.6SiO2
D. K2O.3CaO.8SiO2
-
Bài tập 18.2 trang 26 SBT Hóa học 11
Để sản xuất 100,0 kg loại thủy tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng x kg natri cacbonat, với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%. Giá trị của x là
A. 22,17
B. 27,12
C. 25,15
D. 20,92
-
Bài tập 18.3 trang 26 SBT Hóa học 11
Tại sao không được dùng các chai, lo thủy tinh để đựng dung dịch axit flohiđric?
-
Bài tập 18.4 trang 26 SBT Hóa học 11
Để sản xuất thủy tinh loại thông thường, người ta nấu chảy một hỗn hợp gồm cát trắng (SiO2), đá vôi (CaCO3), sođa (Na2CO3) ở 1400oC. Khi đó, sẽ tạo ra nột hỗn hợp các muối natri silicat và canxi silicat nóng chảy nóng chảy, để nguội sẽ được thủy tinh rắn. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong quá trình trên.
-
Bài tập 18.5 trang 26 SBT Hóa học 11
Clanhke xi măng Pooclăng gồm các hợp chất canxi silicat Ca3SiO5, Ca2SiO4 và canxi aluminat Ca3(AlO3)2. Hãy biểu diễn công thức của các hợp chất trên dưới dạng các oxit và tính phần trăm khối lượng của canxi oxit trong mỗi hợp chất.
-
Bài tập 1 trang 97 SGK Hóa học 11 nâng cao
Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalin, thì nước sẽ có màu hồng. giải thích và viết phương trình hóa học phản ứng.
-
Bài tập 2 trang 97 SGK Hóa học 11 nâng cao
Mỗi lọai thủy tinh chứa 13% Na2O; 11,7% CaO và 73,5% SiO2 về khối lượng. Thành phần của loại này biểu diễn dưới dạng oxit là:
A. 2Na2O.CaO.6SiO2
B. 2Na2O.6CaO.SiO2
C. Na2O.CaO.6SiO2
D. Na2O.6CaO.SiO2
-
Bài tập 3 trang 97 SGK Hóa học 11 nâng cao
Một loại thủy tinh dùng để chế tạo dụng cụ nhà bếp có thành phân khối lượng như sau: SiO2 75%; CaO 9%; Na2O 16%. Trong loại thủy tinh này có 1 mol CaO kết hợp với.
A. 1,6 mol Na2O và 7,8 mol SiO2
B. 1,6 mol Na2O và 8,2 mol SiO2
C. 2,1 mol Na2O và 7,8 mol SiO2
D. 2,1 mol Na2O và 8,2 mol SiO2
-
Bài tập 4 trang 97 SGK Hóa học 11 nâng cao
Các silicat của canxi có thành phần: CaO - 73,7%; SiO2 - 26,3% và CaO - 65,1%; SiO2 - 34,9% là những thành phần của ximăng Pooclang. Trong mỗi hỗn hợp chất silicat trên 1 mol SiO2 kết hợp với.
A. 3 mol và 2 mol CaO
B. 2 mol và 3 mol CaO
C. 3 mol và 1,5 mol CaO
D. 2,8 mol và 2 mol CaO
-
Bài tập 5 trang 97 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết phương trình hóa học của phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết nghiền thủy tinh chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3 (Na2O.SiO2) và CaSiO3 (CaO.SiO2)