OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vận dụng 1 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Em hãy viết bài luận tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ công lí của Toà án nhân dân và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Vận dụng 1 trang 145

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu nhiệm vụ bảo vệ công lí của Toà án nhân dân 

- Lên ý tưởng và viết bài luận chủ đề trên: Có  thể tham khảo một số ý:

+ Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý có nghĩa là tòa án phải đem đến lẽ phải, sự công bằng trong các vụ tranh chấp mà mình xét xử

+ Tòa án phân xử để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng trong những tranh cãi và xung đột lợi ích giữa các bên

+ Thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý cũng là cơ sở để tạo ra lòng tin của người dân đối với tòa án

+ ...

Lời giải chi tiết:

Bài viết tham khảo về nhiệm vụ bảo vệ công lý của tòa án:

- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý có nghĩa là tòa án phải đem đến lẽ phải, sự công bằng trong các vụ tranh chấp mà mình xét xử. Quan trọng hơn, tòa án cũng phải cho xã hội thấy rằng lẽ phải, sự công bằng đã được thực thi trong mỗi vụ tranh chấp mà nó phân xử. Đó là chân lý hiển nhiên, đã trở thành khẩu hiệu của Tư pháp hiện đại: “không những công lý phải được thực thi mà mọi người phải thấy rằng công lý đã được thực thi”, Nếu tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ này, mỗi người dân sẽ nhận thức được rằng trong bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn có một loại cơ quan xét xử chuyên nghiệp để đem lại lẽ phải, lẽ công bằng cho mình mỗi khi có tranh chấp, mỗi khi quyền lợi của mình bị xâm phạm và cần được bảo vệ; rằng cơ quan đó được giao sứ mệnh đem lại công lý cho mình dù kẻ xâm phạm tới quyền lợi của mình có sức mạnh, sự côn đồ hay ngông cuồng tới đâu, thậm chí là cơ quan nhà nước, bởi lẽ phán quyết của cơ quan đó được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước và tất cả các bên, kể cả các cơ quan nhà nước có liên quan, đều phải tuân phục. Mặt khác, khi đưa tranh chấp ra xét xử trước tòa án, cho dù phán quyết cuối cùng có đúng với ý muốn vị kỉ của các bên hay không các bên cũng phải công nhận rằng đó là công lý đối với mình. Như vậy, tòa án phải thực hiện hoạt động xét xử cùa mình sao cho đối với người dân, tòa án và công lý là một, như chân lý, không thể tách rời.

- Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chỉ có tòa án, chứ không phải cơ quan nhà nước nào khác, có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Sở dĩ như vậy là vì chỉ có tòa án là cơ quan xét xử chuyên nghiệp, được Hiến pháp giao thực hiện quyền tư pháp. Tòa án phân xử để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng trong những tranh cãi và xung đột lợi ích giữa các bên. Hoạt động xét xử của tòa án được thực hiện một cách công khai và tuân thủ các quy trình tố tụng chặt chẽ. Thẩm phán, những người trực tiếp xét xử, được đào tạo pháp luật bài bản, được trả lương từ ngân sách và không có lợi ích cá nhân liên quan tới vụ việc tranh chấp. Các cơ quan khác như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân... đều không có chức năng này. Tham gia các thủ tục tố tụng tư pháp còn có một số cơ quan nhà nước khác như cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân. Song các cơ quan này không có thẩm quyền đưa ra quyết định phân xử đối với tranh chấp mà chúng có những chức năng riêng. Cơ quan điều tra có chức năng điều tra làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân đại diện Nhà nước thực hiện quyền công tố trong các vụ án hình sự và tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, do không được trao thẩm quyền đưa ra quyết định phân xử cuối cùng nên các cơ quan này không được giao nhiệm vụ bảo vệ công lý mà chỉ đóng vai trò nhất định trong quá trình tố tụng để từ đó tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý.

- Như vậy, sẽ là không chính xác nếu nói rằng “tòa án có nhiệm vụ trừng trị vi phạm pháp luật và trấn áp tội phạm”. Trong một vụ án hình sự, cho dù người phạm tội đã nhận được hình phạt thích đáng với hành vi phạm tội của mình thì đó cũng không phải là do tòa án đã “trừng trị” họ mà đó là do tòa án đã thực thi công lý đối với họ, sau khi đã tiến hành quá trình xét xử dựa trên các nguyên tắc tố tụng công bằng. Với nhiệm vụ thi hành công lý, tòa án càng thể hiện rõ vị trí trung tâm của hệ thống tư pháp Việt Nam.

- Thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý cũng là cơ sở để tạo ra lòng tin của người dân đối với tòa án. Tòa án không bảo vệ được công lý là điều tồi tệ nhất. Khi đó người dân sẽ nghĩ rằng tòa án không phải là nơi có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình và họ sẽ không tìm đến tòa án mỗi khi có tranh chấp. Nói cách khác họ mất niềm tin vào tòa án. Từ đó, họ mất đi niềm tin vào công lý trong xã hội. Mất đi lòng tin của người dân, sự tồn tại của tòa án sẽ trở thành vô nghĩa đối với xã hội. Tóm lại, chỉ khi nào hoàn thành được nhiệm vụ “bảo vệ công lý” thì tòa án mới có thể giành được niềm tin của xã hội.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Vận dụng 1 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • thu hảo

    Tình huống a. Nghe tin Toà án nhân tỉnh sắp tổ chức phiên toà lưu động xét xử công khai một vụ án mua bán trái phép chất ma tuỷ ở Uỷ ban nhân dân xã, N rủ B cùng đi xem. Tuy nhiên, B cho rằng việc xem một phiên toà xét xử không mang lại lợi ích cho học sinh nên đã từ chối.

    Nếu là N, em sẽ làm gì để B thay đổi ý định?

    Tình huống b. D - anh trai của H, vốn là một thanh niên lêu lồng, quậy phá. Vừa qua, D đã đánh bạn bị thương tích nặng nền Viện kiểm sát nhân dân huyện truy tố đề nghị Toà án xem xét trách nhiệm hình sự. Lo sợ con trai phải ngồi tù, không được hưởng án treo nên mẹ đã bản với H nhờ người làm giả giấy xác nhận D là người tốt, đồng thời cung cấp thêm lời khai giả để làm tinh tiết giảm nhẹ tội cho D. H không đồng tính với cách làm của mẹ nhưng băn khoăn không biết nên khuyên mẹ như thế nào?.

    Nếu là H, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi ý định?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Truc Ly

    a. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia với mọi người trong gia đình.

    b. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

    c. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.

    d. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF