OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Luyện tập 2 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Kênh xuất khẩu phần lớn dưới hình thức nguyên liệu thô (cà phê nhân) chiếm đến 95% sản lượng cà phê sản xuất ra. Các doanh nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ cà phê nhân để chế biến ra cà phê rang xay, cà phê hoà tan,... Những sản phẩm này được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới. Trong bối cảnh chuyển đổi số nền kinh tế, bên cạnh các kênh giao dịch trực tiếp, truyền thống của thị trường cà phê thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê sử dụng sàn giao dịch điện tử để kết nói với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

a) Em hãy chỉ ra sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đổi với cà phê nhân và cà phê hoà tan. Hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi trên những loại thị trường nào?

b) Nếu xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào? Cách thức giao dịch giữa các chủ thể của thị trường cà phê hiện nay có điểm gì mới?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 2 trang 19

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp.

- Chỉ ra sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đổi với cà phê nhân và cà phê hoà tan. Nêu thị trường mà hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi.

- Nếu xét theo phạm vi không gian, kể tên thị trường mà cà phê Việt Nam được bán.

- Chỉ ra điểm mới của cách thức giao dịch giữa các chủ thể của thị trường cà phê hiện nay.

Lời giải chi tiết:

a) - Sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đối với cà phê nhân và cà phê hoà tan:

+ Chủ thể mua bán cà phê nhân: doanh nghiệp chế biến cà phê.

+ Chủ thể mua bán cà phê hoà tan: người tiêu dùng từ các nước.

- Hai loại sản phẩm cà phê được trao đổi trên những loại thị trường:

+ Cà phê nhân: tiêu thụ cho các doanh nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu để chế biến.

+ Cà phê hoà tan: tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới.

b) - Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường:

+ Thị trường trong nước.

+ Thị trường thế giới.

- Cách thức giao dịch giữa các chủ thể của thị trường cà phê hiện nay có điểm mới là: ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê sử dụng sàn giao dịch điện tử ( thị trường trực tuyến) để kết nối với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Luyện tập 2 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Luyện tập 1 trang 19 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Giải bài tập 1 trang 15 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 2 trang 16 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 3 trang 16 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 4 trang 16 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 5 trang 16 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 6 trang 16 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 7 trang 17 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 8 trang 17 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 9 trang 17 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 10 trang 18 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 11 trang 18 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 12 trang 18 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

Giải bài tập 13 trang 19 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD

  • Ánh tuyết

    Trong đó châu Á vẫn là thị trường chính, tiếp đến là thị trường châu Phi. Có thể kể đến các thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam là: Phi-lip-pin, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a. Gha-na, Bờ Biển Ngà, I-rắc, In-đô-nê-xi-a, Sê-nê-gan,... Không chỉ giữ vững các thị trường truyền thống, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đã giúp hạt gạo Việt Nam vươn tới nhiều thị trường khó tính hơn. Cùng với sự rộng mở của các hiệu định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), gạo Việt Nam đã có thể chinh phục được những thị trường mới. Cùng với hành trình phát triển của đất nước, hạt gạo không chỉ hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực mà còn trở thành một nông sản xuất khẩu có giá trị hàng tỉ đô la Mỹ, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

    a) Thông tin trong trường hợp trên đề cập đến những loại thị trường nào?

    b) Qua thông tin đỏ, em nhận thấy thị trường đã thể hiện chức năng gì đối với sản phẩm gạo Việt Nam?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF