Luyện tập 1 trang 63 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân
B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai
C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.
D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phi, không bị nợ nần.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 1 trang 63
Phương pháp giải:
- Đọc các tình huống.
- Chỉ ra các nhận định đúng, nhận định sai và giải thích.
+ (Trường hợp A) Em không đồng tình vì lập kế hoạch tài chính là cần thiết cho mọi đối tượng đã có khả năng thu chi tài chính
+ (Trường hợp B) Em đồng tình vì kế hoạch tài chính cá nhân giúp Q cân đối các khoản chi cần thiết
+ (Trường hợp C) Em không đồng tình vì học sinh cũng là người đã sử dụng các khoản tiền để chi
+ (Trường hợp D) Em đồng tình vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, sẽ có sự chủ động trong chi tiêu, tiết kiệm
Lời giải chi tiết:
- (Trường hợp A) Em không đồng tình với suy nghĩ “Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân”. Vì lập kế hoạch tài chính là cần thiết cho mọi đối tượng đã có khả năng thu chi tài chính, nó đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.
- (Trường hợp B) Em đồng tình với suy nghĩ “Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai”. Vì khi Q lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp Q cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập, hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp. Và kế hoạch tài chính có thể được lập theo thời gian ngắn hạn và dài hạn.
- (Trường hợp C) Em không đồng tình với suy nghĩ “Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần”. Vì học sinh cũng là người đã sử dụng các khoản tiền để chi và có những khoản tiền tiết kiệm nên cần lập kế hoạch tài chính cá nhân để đảm bảo việc chi tiêu hợp lý, không lãng phí.
- (Trường hợp D) Em đồng tình với suy nghĩ “Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phi, không bị nợ nần.” Vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, sẽ có sự chủ động trong chi tiêu, tiết kiệm.. một cách hợp lý trong giới hạn. Nếu có sự thay đổi trong tài chính, bản kế hoạch cũng sẽ giúp X dễ dàng điều chỉnh mọi chi tiêu.
-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Luyện tập 2 trang 63 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 3 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 4 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 5 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Luyện tập 6 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Vận dụng 1 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Vận dụng 2 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Vận dụng 3 trang 64 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
-
Em hãy cùng bạn liệt kê các biện pháp để có thể thực hiện lối sống “tiết kiệm nhưng vẫn có cuộc sống thoải mái, tiện lợi”.
bởi Tra xanh 27/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mặc dù cuộc sống của gia đình A khá thoải mái nhưng A vẫn thường xuyên lập kế hoạch tài chính cá nhân và duy trì thói quen tiết kiệm đều đặn, không tiêu dùng lãng phí.
bởi Minh Hanh 27/10/2022
Thấy vậy, bạn cùng lớp với A khuyên A không nên suy nghĩ nhiều về việc tiết kiệm và không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.
a) Em tán thành hay không tán thành với việc làm của A?
c) Nếu là A, em sẽ giải thích với các bạn trong lớp như thế nào?
Theo dõi (0) 1 Trả lời