Giải bài tập Luyện tập 5 trang 132 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
B và A đều 20 tuổi, là đôi bạn thân từ nhỏ và cùng có tên trong danh sách khám tuyến nghĩa vụ quân sự. B hăng hái tham gia khám tuyển vì cho rằng đó là nghĩa vụ của mỗi công dân. Ngược lại, A cho rằng việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự là tự nguyện, không bắt buộc và lấy lí do đang theo học đại học nên không chịu tham gia khám tuyển. Ban Chỉ huy quân sự địa phương đã nhiều lần nhắc nhở nhưng A vẫn không tham gia, thậm chí còn bỏ trốn sang địa phương khác.
- Em có nhận xét gì về việc làm của B và A?
- Việc tham gia nghĩa vụ quân sự có phải bắt buộc không? Hành vi của A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 5
Phương pháp giải:
- B đã thực hiện quyền và chấp hành nghĩa vụ quân sự
- A là chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự của bản thân
- Hành vi của A có vi phạm pháp luật vì đủ tuổi nhưng không tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự
Lời giải chi tiết:
B đã thực hiện quyền và chấp hành nghĩa vụ của bản thân khi hăng hái tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Còn hành động của A là chưa thực hiện nghĩa vụ của bản thân, rất đáng lên án. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự có bắt buộc không, hành vi của A có vi phạm pháp luật vì theo Hiến pháp Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự: Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải bài tập Luyện tập 3 trang 130 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 4 trang 131 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Vận dụng 1 trang 132 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Vận dụng 2 trang 133 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.