Giải bài 4 tr 23 sách GK GDCD LỚP 9
Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.
Gợi ý trả lời bài 4
Dự án hầm Hải Vân - bước ngoặt quan trọng trong hợp tác Việt - Nhật: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam.
Dự án xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được Thủ tướng phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 905/QĐ-TTg ngày 30/9/1998, được khởi công ngày 27/8/2000 và chính thức bước vào xây dựng tháng 10/2000. Dự án được chia làm 10 gói thầu: 1 gói thầu tư vấn, 5 gói thầu xây dựng và 4 gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị phục vụ vận hành và khai thác đường hầm. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do Ban Quản lí dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ đầu tư.
- Đường hầm chính: dài 6.280m, rộng lOm, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5m.
- Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280m, rộng 4,7m, cao 3,8m.
- Đường hầm thông gió: dài 1.810m, rộng 8,2m, cao 5,3m.
Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.
Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153m, rộng 10,2m, cao 6,7m.
Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000m3
Nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại, mọi hoạt động trong Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đều được truyền dẫn phản ánh về văn phòng trung tâm để phân tích và xử lí. Các hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị trong hầm được điều khiển qua hệ thống mạng máy tính với các chương trình được lập và cài đặt sẵn để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng
Dự án này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự hỗ trợ phát triển của Nhật Bản đối với Việt Nam. Sau khi hoàn thành, hầm đường bộ đèo Hải Vân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động công nghiệp và thương mại của Việt Nam, kể cả các nước láng giềng, bởi nó là phần quan trọng nhất của hành lang kinh tế Đông Tây!
Ngày 05 - 6 - 2005, công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được chính thức khánh thành, trở thành hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm đó. Công trình sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn quãng đường chạy xe từ 22km (nếu qua đèo Hải Vân) xuống còn 12km (nếu chạy qua hầm).
-- Mod GDCD 9 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển? A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra. B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao. C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.
bởi Hồng Hạnh 13/08/2021
Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra.
B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao.
C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
FAO là tổ chức có tên gọi là? A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức Liên minh Châu Âu. C. Tổ chức lương thực thế giới. D. Tổ chức y tế thế giới.
bởi Quế Anh 13/08/2021
FAO là tổ chức có tên gọi là?
A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
C. Tổ chức lương thực thế giới.
D. Tổ chức y tế thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế? A. Ngăn chặn chiến tranh B. Hạn chế sự bùng nổ dân số. C. Chạy đua vũ trang D. Bảo vệ môi trường.
bởi Minh Tuyen 13/08/2021
Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?
A. Ngăn chặn chiến tranh
B. Hạn chế sự bùng nổ dân số.
C. Chạy đua vũ trang
D. Bảo vệ môi trường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
bởi thùy trang 13/08/2021
Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế
A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
ADMICRO
Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là A. Đối tác B. Hợp tác C. Giúp đỡ D. Chia sẻ.
bởi Phung Hung 13/08/2021
Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là
A. Đối tác B. Hợp tác C. Giúp đỡ D. Chia sẻ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hợp tác với bạn bè được thể hiện? A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó. B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học. C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp. D. Cả A, B, C.
bởi Phung Meo 13/08/2021
Hợp tác với bạn bè được thể hiện?
A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
D. Cả A, B, C.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác? A. Cầu Nhật Tân. B. Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình. C. Cầu Long Biên. D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
bởi Hoàng My 13/08/2021
Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?
A. Cầu Nhật Tân.
B. Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình.
C. Cầu Long Biên.
D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì. B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản. C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc. D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.
bởi Bin Nguyễn 12/08/2021
Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia
A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.
B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.
C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.
D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm A. 2006 B. 2007 C. 2008 D. 2009
bởi Đào Lê Hương Quỳnh 13/08/2021
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
A. 2006 B. 2007 C. 2008 D. 2009
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở A. Tự nguyện chấp nhận thua thiệt. B. Bình đẳng cùng có lợi. C. Cá lớn nuốt cá bé. D. Không bên nào có lợi.
bởi Mai Linh 12/08/2021
Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. Tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
B. Bình đẳng cùng có lợi.
C. Cá lớn nuốt cá bé.
D. Không bên nào có lợi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc A. Chỉ cần hai bên cùng có lợi. B. Một bên làm và cùng hưởng lợi. C. Cùng làm và một bên được hưởng lợi. D. Cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.
bởi hi hi 12/08/2021
Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc
A. Chỉ cần hai bên cùng có lợi.
B. Một bên làm và cùng hưởng lợi.
C. Cùng làm và một bên được hưởng lợi.
D. Cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
APEC có tên gọi là? A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Quỹ tiền tệ thế giới. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
bởi Trieu Tien 12/08/2021
APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển? A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung. B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung. C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
bởi Cam Ngan 13/08/2021
Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.
C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời