OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Câu hỏi mục 3 trang 44 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 3 trang 44 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trước khi xảy ra bạo lực gia đình.

a. Các bạn trong những trường hợp trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình?

b. Theo em, còn có cách nào khác đề phòng tránh bạo lực gia đình?

Khi xảy ra bạo lực gia đình.

a. Các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì khi xảy ra bạo lực gia đình?

b. Theo em, còn có cách xử lí nào khác xảy ra bạo lực gia đình?

Sau khi xảy ra bạo lực

a. Nêu cách xử lí sau khi xảy ra bạo lực gia đình ở các trường hợp trên.

b. Theo em, còn cách xử lí nào khác sau khi bạo lực gia đình?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục 3

Trước khi xảy ra bạo lực gia đình:

a)

- Bức tranh số 1: bạn học sinh nữ đã nhận diện được nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình nên đã lựa chọn cách: kiềm chế thái độ, lời nói và hành vi tiêu cực.

- Bức tranh số 2: để phòng tránh bạo lực gia đình, bạn học sinh nam đã nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của người thân.

- Bức tranh số 3: để phòng tránh bạo lực gia đình, bạn học sinh nữ đã nhờ sự trợ giúp, tư vấn của Tổng đài bảo vệ trẻ em 111.

b) Những biện pháp khác để phòng tránh bạo lực gia đình:

- Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình;

- Kiềm chế cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực.

- Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.

- Nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.

- Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, đối phương hoặc nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

Khi xảy ra bạo lực gia đình:

a)

- Bức tranh 1: Khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nam đã nhờ sự trợ giúp, can thiệp của những người lớn đáng tin cậy khác.

- Bức tranh 2: Bạn học sinh nữ đã khuyên nhủ bố mẹ không nên tranh cãi nữa.

- Bức tranh 3: Khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nữ đã nhờ sự trợ giúp, can thiệp của người thân.

b) Những cách xử lí khác khi xảy ra bạo lực gia đình

- Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, lời nói và hành động tiêu cực.

- Tìm đường thoát.

- Chủ động nhờ người giúp đỡ (ví dụ: hàng xóm, người thân, tổ hòa giải của khu phố,…)

- Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực, mang tính khiêu khích, thách thức đối phương hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

Sau khi xảy ra bạo lực:

a)

- Bức tranh 1: sau khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nam đã được người thân đưa tới cơ sở y tế để điều trị.

- Bức tranh 2: sau khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nữ đã tìm cách hàn gắn tình cảm gia đình thông qua việc bày tỏ tâm sự, cảm xúc, mong muốn của bản thân.

- Bức tranh 3: người phụ nữ đã tới cơ quan công an trình báo về việc bị chồng bạo hành.

b) Một số cách xử lí nào khác sau khi xảy ra bạo lực gia đình:

- Thông báo sự việc với người thân, những người đáng tin cậy;

- Nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hoà giải,...

- Không giấu giếm, bao che cho đối phương;

- Không tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

-- Mod GDCD 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải Câu hỏi mục 3 trang 44 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF