Hướng dẫn giải bài tập SGK GDCD 8 Bài 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hi vọng sẽ giúp các em hiểu bài nhanh hơn.
-
Bài tập 1 trang 56 SGK GDCD 8
Dưới đây là một số điều trong Hiến pháp năm 2013, em hãy sắp xếp các điều theo từng lĩnh vực: Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế; Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Tổ chức bộ máy nhà nước.
Điều 16 (trích). Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 50 (trích). Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
Điều 58 (trích). Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Điều 33. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 32 (trích). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia,tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 2 (trích) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức....
Điều 102 (trích). Tòa àn nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 86. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
-
Bài tập 2 trang 56 SGK GDCD 8
Điều 69 trong Hiến pháp năm 2013 qui định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây:
a) Hiến pháp.
b) Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
c) Luật Doanh nghiệp.
d) Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng,
đ) Luật thuế giá trị gia tăng.
e) Luật Giáo dục
-
Bài tập 3 trang 57 SGK GDCD 8
Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan quản lí nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. Hãy sãp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên:
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uý ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-
Giải bài 1 trang 78 SBT GDCD 8
Em hiểu thế nào là Hiến pháp? Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải bài 2 trang 78 SBT GDCD 8
Hiến pháp nước ta quy định về những nội dung cơ bản nào?
-
Giải bài 3 trang 78 SBT GDCD 8
Hiến pháp do cơ quan nhà nước nào xây dựng và ban hành?
-
Giải bài 4 trang 78 SBT GDCD 8
Theo em, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
B. Hiến pháp là một trong những văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Hiến pháp là văn bản có hiệu lực đầy đủ nhất trong hộ thống pháp luật Việt Nam.
D. Hiến pháp là đạo luật được áp dụng triệt để nhất.
-
Giải bài 5 trang 79 SBT GDCD 8
Những ý kiến nào sau đây là đúng quy định của pháp luật?
A. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp.
B. Các cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp.
C. Chỉ có các cơ quan nhà nước ở Trung ương mới có quyền góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
D. Mọi công dân đều có quyền góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
E. Chỉ công dân từ 18 tuổi trở lên mới có quyền góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp khi được trưng cầu.
-
Giải bài 6 trang 79 SBT GDCD 8
Hiến pháp bao gồm những nội dung cơ bản nào?
(Lựa chọn các câu trả lời đúng)
A. Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ.
B. Tổ chức bộ máy nhà nước.
C. Xử phạt vi phạm hành chính.
D. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
E. Các mức thuế đối với người sản xuất kinh doanh.
-
Giải bài 7 trang 79 SBT GDCD 8
Từ ngày thành lập đến nay, Nhà nước ta đã ban hành năm bản Hiến pháp, đó là:
(Lựa chọn các câu trả lời đúng)
A. Hiến pháp năm 1946;
B. Hiến pháp năm 1959;
C. Hiến pháp năm 1980;
D. Hiến pháp năm 1992;
E. Hiến pháp năm 2000;
G. Hiến pháp năm 2013.
-
Giải bài 8 trang 79 SBT GDCD 8
Cảnh hỏi Tâm:
- Theo cậu, có phải chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp không?
Tâm:
- Không phải đâu! Có nhiều cơ quan tham gia ban hành và sửa đổi Hiến pháp, trong đó có cả Chính phủ đấy. Thậm chí ông chú tớ làm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tham gia sửa đổi Hiến pháp cơ mà.
Câu hỏi:
Theo em, Tâm nói như vậy có đúng không? Vì sao?
-
Giải bài 9 trang 80 SBT GDCD 8
Hoàng băn khoăn mãi: “Chẳng lẽ mọi công dân đều phải chấp hành cả Hiến pháp và pháp luật! Vì Hiến pháp có quy định cụ thể gì đâu mà phải chấp hành. Chỉ pháp luật mới quy định cụ thể về việc công dân được làm những gì và phải làm những gì, nên có lẽ công dân chỉ có nghĩa vụ chấp hành pháp luật thôi”.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng ý với cách hiểu của Hoàng không? Vì sao?
2/ Em hiểu thế nào là chấp hành Hiến pháp và pháp luật?