Giải bài 4 tr 5 sách GK GDCD LỚP 8
Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.
Gợi ý trả lời bài 4
Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo:
Gợi ý: Câu chuyện Về tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngay từ thuở còn ấu thơ tôi đã được nghe những lời ru ngọt ngào:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Vâng! Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lí - Người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo.
Trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Tư tưởng đạo đức của Người bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc đã được hình thành trong suốt chiều dài của lịch sử, kế thừa những tinh hoa đạo đức của nhân loại để lại. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng Đảng ta dày công xây dựng, bồi đắp đó chính là “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông núi. Bởi lẽ con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước không phải là một đại lộ thẳng tắp, nó đầy chông gai và gian khổ, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mọi người, mọi thế hệ. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng là công việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, và toàn xã hội.
Ngạn ngữ có câu. “Mọi việc bắt đầu từ lời nói”. Đại thi hào Gớt lại viết: “Khởi thủy là hành động”. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh lời nói luôn đi đôi với hành động, điều đó đã trở thành một nguyên tắc sống. Người không chỉ là nhà giáo dục đạo đức mà còn là biểu tượng cao đẹp của đạo đức. Gần nửa cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước, chịu bao đắng cay gian khổ, Người vẫn một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, sống giản dị, thanh bạch, gần gũi yêu thương con người. Cuộc đời của Người, tấm lòng của Người với quê hương đất nước là câu chuyện sinh động nhất về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong vô vàn những mẫu chuyện về Người, tôi thực sự tâm đắc và thấm thía trước bài học đạo đức lớn về tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa của Người qua câu chuyện: “Tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện được kể theo lời kể của các đồng chí cảnh vệ của Bác gồm Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam in trong cuốn: “Những mẫu chuyện đạo đức của Bác Hồ".
Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn - Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.
Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:
- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh để xe qua.
(Lược trích theo tác phẩm những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí minh – Sưu tầm).
-- Mod GDCD 8 HỌC247
-
Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết?
bởi Tram Anh 26/07/2021
Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? a. Chấp hành tốt mọi nội quy mình sống, làm việc và học tập. b. Chỉ làm những việc mà mình thích. c. Phê phán những việc làm sai trái. d. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình. đ. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không để mất lòng ai. e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. g. Bực tức và phản ánh gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
bởi Tieu Giao 26/07/2021
Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
a. Chấp hành tốt mọi nội quy mình sống, làm việc và học tập.
b. Chỉ làm những việc mà mình thích.
c. Phê phán những việc làm sai trái.
d. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình.
đ. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không để mất lòng ai.
e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
g. Bực tức và phản ánh gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? Vì sao? a. Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường. b. Xa lánh không chơi với bạn. c. Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để làm sao bạn không mắc phải những khuyết điểm đó nữa.
bởi Phan Quân 27/07/2021
Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? Vì sao?
a. Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
b. Xa lánh không chơi với bạn.
c. Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để làm sao bạn không mắc phải những khuyết điểm đó nữa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau đây và giải thích tại sao? Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ: a. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. b. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. c. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo. d. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
bởi Nguyễn Bảo Trâm 26/07/2021
Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau đây và giải thích tại sao?
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ:
a. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
b. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
c. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo.
d. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Khánh là học sinh lớp 8B. Bạn thường ăn quà vặt trong lớp và hay đùa nghịch trong giờ học. Cẩu hỏi 1 / Theo em, Khánh có phải là học sinh biết tôn trọng lẽ phải hay không ? 2/ Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ nói với bạn điều gì ?
bởi can chu 23/07/2021
Khánh là học sinh lớp 8B. Bạn thường ăn quà vặt trong lớp và hay đùa nghịch trong giờ học.
Cẩu hỏi
1 / Theo em, Khánh có phải là học sinh biết tôn trọng lẽ phải hay không ?
2/ Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ nói với bạn điều gì ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đầu giờ học, các bạn tổ trưởng báo cáo cô giáo về việc chuẩn bị bài của lớp. Tuấn Anh, Tổ trưởng tổ 1 báo cáo : - Thưa cô, tổ em làm bài đầy đủ nhưng có một số bạn trong lớp đến giờ truy bài mới làm ạ. - Những bạn nào vậy ? - Cô giáo hỏi. - Thưa cô, là bạn Mạnh, bạn Huyền, bạn Thảo ạ. - Cảm ơn em ! "Bạn bè mà nó lại báo cáo cô thế thì chết ?" - Hải nói nhỏ. Câu hỏi. 1/ Em có đồng tình với hành vi của Tuấn Anh không ? 2/ Em có suy nghĩ như thế nào khi nghe câu nói của Hải ? 3/ Trong tình huống ấy, em sẽ nói với Hải điều gì ?
bởi hi hi 22/07/2021
Đầu giờ học, các bạn tổ trưởng báo cáo cô giáo về việc chuẩn bị bài của lớp. Tuấn Anh, Tổ trưởng tổ 1 báo cáo :
- Thưa cô, tổ em làm bài đầy đủ nhưng có một số bạn trong lớp đến giờ truy bài mới làm ạ.
- Những bạn nào vậy ? - Cô giáo hỏi.
- Thưa cô, là bạn Mạnh, bạn Huyền, bạn Thảo ạ.
- Cảm ơn em !
"Bạn bè mà nó lại báo cáo cô thế thì chết ?" - Hải nói nhỏ.
Câu hỏi.
1/ Em có đồng tình với hành vi của Tuấn Anh không ?
2/ Em có suy nghĩ như thế nào khi nghe câu nói của Hải ?
3/ Trong tình huống ấy, em sẽ nói với Hải điều gì ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em suy nghĩ thế nào về câu thành ngữ : "Gió chiều nào che chiều ấy" ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời