OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Thông qua bài học này "Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chúng ta biết được định nghĩa pháp luật. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống, làm việc theo pháp luật. Để nắm rõ hơn mời các em cùng tìm hiểu bài học này sau đây. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Đặt vấn đề

  • Khi Nhà nước chưa xuất hiện trong xã hội có tồn tại pháp luật không?
    • Khi Nhà nước chưa xuất hiện (xã hội chưa có giai cấp) chưa tồn tại pháp luật
  • Pháp luật xuất hiện từ khi nào?
    • Pháp luật chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp
  • Sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của Nhà Nước

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

  • Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế  
    • Thông qua hoạt động lập pháp (đề ra những qui phạm pháp luật mới để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh )
      • VD: Điều 48 - Luật Hôn nhân và Gia đình 
      • “Anh, chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục con”
    • Những qui phạm xã hội được đề lên thành luật 
      • VD: Điều 14 - Luật Lao động năm 2002 
      • “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và  toàn xã hội”

b. Pháp luật mang 3 đặc điểm cơ bản là

  • Tính bắt buộc chung (tính qui phạm phổ biến):
    • Trước hết, qui phạm được hiểu là những qui tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của 1 phạm vi cá nhân, tổ chức. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những qui phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là qui tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Pháp luật với các loại qui phạm khác ở chỗ: Pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
    • VD: Pháp luật qui định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.
  • Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
    • Yêu cầu của pháp luật là phải xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được biểu hiện ở:
      • Lời văn: phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác.
      • Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan/ loại cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.
        • VD: Hiếu pháp, bộ luật: Quốc hội mới có quyền ban hành
        • Nghị định: Chính phủ mới có quyền ban hành
    • Sự xác định chặt chẽ trong cấu trúc của Pháp luật.
  • Tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước
    • Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện:
      • Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật.
      • Nhà nước đảm bảo cho Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
  • Tính cưỡng chế là tính không thể tách rời khỏi Pháp luật. Mục đích cưỡng chế và cách thức cưỡng chế là tùy thuộc bản chất Nhà nước.

c. Vai trò của pháp luật

  • Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội 
  • Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới 
  • Pháp luật tạo ra môi trường ổn định trong việc thiết lập các mối quan hệ giao ban giữa các quốc gia 
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 21 GDCD 8

Qua bài học này các em cần nắm được:

  • Pháp luật là gì?
  • Bản chất của pháp luật?
  • Đặc điểm và vai trò của pháp luật.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 59 SGK GDCD 8

Bài tập 2 trang 59 SGK GDCD 8

Bài tập 3 trang 59 SGK GDCD 8

Bài tập 4 trang 59 SGK GDCD 8

Giải bài 1 trang 81 SBT GDCD 8

Giải bài 2 trang 81 SBT GDCD 8

Giải bài 3 trang 82 SBT GDCD 8

Giải bài 4 trang 82 SBT GDCD 8

Giải bài 5 trang 82 SBT GDCD 8

Giải bài 6 trang 82 SBT GDCD 8

Giải bài 7 trang 82 SBT GDCD 8

Giải bài 8 trang 82 SBT GDCD 8

Giải bài 9 trang 83 SBT GDCD 8

Giải bài 10 trang 83 SBT GDCD 8

Giải bài 11 trang 83 SBT GDCD 8

Giải bài 12 trang 84 SBT GDCD 8

3. Hỏi đáp Bài 21 GDCD 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF