Theo ĐIỀU 69 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Trong các quyền ấy, quyền tự do ngôn luận là quyền thể hiện rõ quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện tính tích cực của công dân. Nắm vững quyền tự do ngôn luận sẽ sử dụng tốt quyền nói trên. Và để hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận, chúng ta học bài hôm nay Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm
- Ngôn là dùng lời nói để diễn đạt ý kiến của mình (ngôn), suy nghĩ của mình nhằm bàn bạc một vấn đề (luận)
- Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến của mình nhằm bàn bạc một công việc chung.
- Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội.
1.2. Quyền tự do ngôn luận của công dân
- Quyền tự do báo chí.
- Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.
- Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở.
- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân...
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.
1.3. Qui định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật .
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri.
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội .
1.4. Trách nhiệm
a. Nhà nước
- Tạo điều kiện thuận lợi để công dân và báo chí phát huy đúng vai trò của mình
b. Công dân
Mỗi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, song chúng ta cần sử dụng quyền tự do ngôn luận cho đúng pháp luật thể hiện đúng quyền bàn bạc, đóng góp ý kiến về các vấn đề của đất nước , xã hội. Có nhiều cách để chúng ta thực hiện quyền này của mình, nhà nước tạo mọi điều kiện để phát huy tối đa.
Bài tập minh họa
Câu hỏi 1:
- Em hãy cho biết thế nào là tự do ngôn luận đúng pháp luật?
- Các cuộc họp của cơ sở bàn về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng... của địa phương
- Phản ánh trên đài, ti vi, báo chí vấn đề tiết kiệm điện nước ..
- Chất vấn đại biểu quốc hội về vấn đề đất đai, y tế, giáo dục ..
- Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng
- Bàn bạc vấn đề xây dựng làng văn hoá
- Kiên cố hoá kênh mương , đường giao thông của thôn , xã.
Câu hỏi 2:
- Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận trái pháp luật?
- Phát biểu lung tung không có cơ sở về sai phạm của cán bộ địa phương
- Đưa tin sai sự thật như: “Nhân quyền Việt Nam ”
- Viết đơn, thư nặc danh để vu khống , nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân
- Xuyên tạc công cuộc đổi mới
- Tung tin sai sự thật, nói xấu bạn bè
→ Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng trong khuôn khổ pháp luật, không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, vu khống, vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại, chống lại lợi ích nhà nước, nhân dân
Câu hỏi 3:
- Kể các chuyên mục thể hiện quyền tự do ngôn luận trên báo đài?
- Thư bạn đọc
- Ý kiến nhân dân
- Diễn đàn nhân dân
- Trả lời bạn nghe đài
- Hộp thư truyền hình
- Đường dây nóng
- Hòm thư góp ý
- Ý kiến người xây dựng
- Ý kiến bạn đọc
- Chuyên mục người tốt ,việc tốt
- Bạn đọc viết
→ Thông qua quyền tự do ngôn luận để phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của công dân, phê bình đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức, cơ quan ,xây dựng đường lối chiến lược xây dựng và phát triển đất nước.
3. Luyện tập Bài 19 GDCD 8
Qua bài học này các em cần:
- Khái niệm quyền tự do ngôn luận.
- Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
- Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu. Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tự do lập hội
- B. Tự do báo chí
- C. Tự do biểu tình
- D. Tự do hội họp
-
- A. Hiến pháp và luật báo chí
- B. Hiến pháp và Luật truyền thông
- C. Hiến pháp và bộ luật hình sự
- D. Hiến pháp và bộ luật dân sự
-
- A. không ủng hộ
- B. giữ bí mật
- C. nghiêm cấm
- D. cấm tiết lộ
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 trang 74 SBT GDCD 8
Giải bài 2 trang 75 SBT GDCD 8
Giải bài 3 trang 75 SBT GDCD 8
Giải bài 4 trang 75 SBT GDCD 8
Giải bài 5 trang 75 SBT GDCD 8
Giải bài 6 trang 75 SBT GDCD 8
Giải bài 7 trang 76 SBT GDCD 8
Giải bài 8 trang 76 SBT GDCD 8
4. Hỏi đáp Bài 19 GDCD 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!