OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 4 trang 34 SBT Địa lí 8

Bài tập 4 trang 34 SBT Địa lí 8

Dựa vào hình 12, tr 41 SGK và vốn hiểu biết, em hãy nêu tên các sông lớn ở phần đất liền của Đông Á, đặc điểm của các sông này. 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4

Các con sông lớn phần đất liền châu Á bao gồm sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.

Đặc điểm:

  • Nơi bắt nguồn: Hoàng Hà và Trường Giang là hai sông lớn của Đông Á nằm gọn trong lãnh thổ Trung Quốc. Hai sông có những điểm giống nhau là cùng bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng
  • Hướng chảy: Chảy về phía đông theo phương vĩ tuyến và đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương.
  • Chế độ nước: Hai con sông này có chế độ nước khác nhau.
  • Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì nó chảy qua các vùng khí hậu khác nhau: thượng nguồn thuộc khí hậu núi cao, trung lưu chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ thuộc khí hậu cận nhiệt gió mùa. Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ, nhưng đến mùa hạ do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên lưu lượng nước rất lớn. Lưu lượng nước chênh lệch giữa thời kì lũ lớn nhất với thời kì cạn nhất có thề gấp 88 lần, vì thế ở ha lưu thường xảy ra lũ lớn, sông đổi dòng gây tai họa khủng khiếp cho con người.
  • Trường Giang có thế tương đối điều hòa. Nguyên nhân là do phần trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. về mùa hạ có mưa nhiều, nhưng về mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chỉ chênh lệch nhau chưa đến 3 lần. Bởi vậy, về chế độ nước, có người đã so sánh: “Trường Giang tựa như một cô gái dịu hiền, còn Hoàng Hà như một bà già cay nghiệt”.
  • Hai con sông này vận chuyển phù xa, lắng đọng tại các cửa biển tạo nên những đồng bằng rộng lớn ở phía đông Trung Quốc như đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam,...

-- Mod Địa Lý 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 4 trang 34 SBT Địa lí 8 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF