OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất


Trong bà học này các em sẽ được tìm hiểu: Đất. Các nhân tố hình thành đất qua đó các em sẽ biết được thành phần của đất. Đặc điểm độ phì của đất. Sự thoái hoá của đất. Nguyên nhân và biện pháp bảo vệ đất.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lớp đất trên bề mặt lục địa

  • Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).

1.2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng

  • Có 2 thành phần chính:

a. Thành phần khoáng

  • Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
  • Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

b. Thành phần hữu cơ

  • Chiếm một tỉ lệ nhỏ.
  • Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.
  • Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.
  • Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.
  • Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

Mẫu Đất

Hinh 66. Mẫu đất

1.3. Các nhân tố hình thành đất

  • Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.
  • Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.
  • Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
  • Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Quan sát mẫu đất ở hình 66 (trang 77 SGK Địa lý 7), nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau.

  • Có 3 tầng: 
    • Tầng A: tầng chứa mùn
    • Tầng B: tầng tích tụ
    • Tầng C: tầng đá mẹ
  • Tầng dày nhất là tầng B, đến tầng A và mỏng nhất là tầng C
  • Màu sắc: 
    • Tầng A màu xám đậm
    • Tầng B màu vàng, cam
    • Tầng C màu vàng xen lẫn màu đen 

→ Màu sắc và độ dày của mỗi tầng là không giống nhau .

Câu 2: Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất.

  • Thành phần khoáng: Có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hóa đá gốc. Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét khác nhau.

Câu 3: Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất.

  • Chất hữu cơ: Từ các sinh vật sống như rễ cây, các loại vi khuẩn, sâu bọ, giun dế và xác động thực vật bị phân huỷ…

Câu 4:  Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có biện pháp gì để làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết?

  • Trồng xen canh các loại cây (khi trồng lúa xong ta có thể trồng các loại đậu, rau màu…v…v) sẽ làm tăng vi sinh vật cố định đạm trong đất tăng độ phì nhiêu cho đất
  • Khi thu hoạch xong phải cày ải phơi đất thật lâu để cho đất có độ tơi xốp và thoáng khí. 
  • Tăng cường bón các loại phân chuồng hoai mục, hạn chế bón phân hóa học nhiều sẽ làm cho đất chai và tăng độ axit (đất sẽ mặn hơn) 
  • Bón vôi cho đất để diệt khuẩn và làm giảm độ axit (nếu có)…

Câu 5: Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào?

  • Có 2 thành phần chính:
    • Thành phần khoáng
    • Thành phần hữu cơ
  • Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.

Câu 6: Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?

  • Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho sự tồn tại của thực vật, gián tiếp tăng độ phì cho thổ nhưỡng.

Câu 7: Độ phì của đất là gì?

  • Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

Câu 8: Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất?

  • Trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế có vai trò làm độ phì của đất tăng hoặc giảm đi: 
  • Trồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng ph­ương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt. 
  • Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng p­ương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ giảm đi.
ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được nội dung:

  • Trình bày được khái niệm đất, 2 thành phần chính của đất. Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
  • Biết nguyên nhân làm giảm độ phì của đất và suy thoái đất. Biết một số biện pháp làm tăng độ phì của đất và hạn chế sự ô nhiễm đất.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 79 SGK Địa lý 6

Bài tập 2 trang 79 SGK Địa lý 6

Bài tập 3 trang 79 SGK Địa lý 6

Bài tập 4 trang 79 SGK Địa lý 6

Bài tập 1 trang 80 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 81 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 81 SBT Địa lí 6

Bài tập 2-TN trang 81 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 82 SBT Địa lí 6

Bài tập 1-TN trang 82 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 3 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 4 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 39 Tập bản đồ Địa Lí 6

4. Hỏi đáp Bài 26 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 6 HỌC247

NONE
OFF