OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Câu hỏi mục III. 1 trang 24 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục III. 1 trang 24 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng.

- Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.

- Cho biết vì sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển.

Hình 4.4. Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục III. 1

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 4.4 và đọc thông tin trong mục 1 (Nội dung thuyết kiến tạo mảng).

- Qúa trình gãy vỡ, tách ra những mảng cứng hình thành nên vỏ Trái Đất. Chia thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung thuyết kiến tạo mảng:

+ Ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Vê-ghê-ne.

+ Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng (mảng kiến tạo).

+ Bề mặt Trái Đất được chia thành 7 mảng lớn và 1 số mảng nhỏ.

+ Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này => khi di chuyển có thể tách rời hoặc xô vào nhau.

- Tên 7 mảng kiến tạo lớn:

+ Mảng Âu – Á;

+ Mảng Thái Bình Dương;

+ Mảng Ấn Độ - Ôxtrây-li-a;

+ Mảng Phi;

+ Mảng Bắc Mỹ;

+ Mảng Nam Mỹ;

+ Mảng Nam Cực.

- Các mảng kiến tạo có thể di chuyển do hoạt động của các dòng dối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên.

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Câu hỏi mục III. 1 trang 24 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF