Câu hỏi 2 trang 43 SGK Địa lí 10 Cánh diều
Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:
- Giải thích hiện tượng thủy triều.
- Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?
Hình 11.1. Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời trong các ngày thủy triều lớn nhất và thủy triều nhỏ nhất
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi 2 trang 43
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục “Thủy triều” và quan sát hình 11.1 (chú ý vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng).
Thủy triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt trời và lực li tâm khi Trái đất tự quay quanh trục.
Lời giải chi tiết:
- Giải thích hiện tượng thủy triều:
- Thủy triều đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khi:
+ Thủy triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.
+ Thủy triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.
=> Giải thích: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường. Ngược lại, khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất (triều kém).
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Câu hỏi trang 42 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 trang 43 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 trang 44 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 2 trang 44 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD
Luyện tập trang 44 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 44 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 1 trang 22 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 2 trang 22 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 3 trang 22 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 4 trang 22 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 5 trang 22 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD
Giải Câu hỏi 6 trang 22 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD
-
Theo dõi (0) 1 Trả lời